Nơi giao lưu của những người yêu mến Hoàng Sa -Trường sa Việt Nam

Latest topics

» Cảnh báo về gã giả sư lừa đảo
by Miss.NightBaron Thu Sep 30, 2021 2:52 pm

» Trung Quốc sẽ hỗ trợ chống khủng bố thế giới như thế nào?
by Miss.NightBaron Tue Dec 01, 2015 10:18 am

» Thi thể ngư dân bị bắn ở Trường Sa được đưa vào bờ
by Miss.NightBaron Tue Dec 01, 2015 10:16 am

» Nhật điều bộ binh bảo vệ đảo, đề phòng TQ xâm chiếm
by ngocthuong Sun Nov 29, 2015 10:50 pm

» Tàu chiến TQ chĩa súng vào tàu VN là 'sai chồng lên sai'
by toiyeuvietnam Sun Nov 29, 2015 10:46 pm

» Ngư dân Quảng Ngãi bị bắn chết trên biển
by toiyeuvietnam Sun Nov 29, 2015 10:42 pm

» Hãng tin DPA thay đổi thông tin về Đại tướng Phùng Quang Thanh
by Cựubinh309 Mon Jul 20, 2015 7:55 pm

» Liệu Mỹ có dám ra tay bảo vệ Philippin không?
by phuongxa Mon Jul 20, 2015 7:31 pm

» Trung Quốc sợ thua kiện Philippines?
by phuongxa Mon Jul 20, 2015 7:29 pm

» Mỹ chuẩn bị tấn công Trung Quốc
by ly_tieu_long Sun Jul 19, 2015 2:57 pm

» DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM :: Dư địa chí miền Nam
by hoangsatrongtimtoi Sun Jul 19, 2015 2:23 pm

» Quần đảo Trường Sa
by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:19 pm

» Mỹ hãy thức tỉnh: Trung Quốc là mối đe dọa thực sự
by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:16 pm

» Mỹ cần thành lập Trung tâm Tác chiến quốc tế Biển Đông ở Indonesia
by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:15 pm

» Khả năng mở rộng hoạt động tuần tra biển ở Đông Nam Á
by Cựubinh309 Sun Jul 19, 2015 2:03 pm

» Báo Nga: Việt Nam có thể "mở hàng" tên lửa BrahMos của Ấn Độ
by chiensi Sat Jul 18, 2015 9:50 am

» Báo Đài Loan đồng lõa với báo Tàu vu cáo Việt Nam
by Miss.NightBaron Sat Jul 18, 2015 9:47 am

» Việt, Mỹ bắt tay - yếu tố quan trọng trên bàn cờ châu Á
by Chính Long Sat Jul 18, 2015 9:44 am

» "Trung Quốc quyết lao ra biển"
by Chính Long Sat Jul 18, 2015 9:43 am

» Trường Sa - hậu phương lớn giữa biển khơi
by Nguyễn Văn Hạnh Sat Jul 18, 2015 9:42 am

--

    Tập Cận Bình có dám nhìn thẳng thực tế?

    ngocthuong
    ngocthuong
    Hoc vien
    Hoc vien

    Tổng số bài gửi : 14

    Points : 40

    Reputation : 0

    Join date : 16/04/2013

    Tập Cận Bình có dám nhìn thẳng thực tế?  Empty Tập Cận Bình có dám nhìn thẳng thực tế?

    Bài gửi by ngocthuong Wed Apr 24, 2013 9:34 pm

    Tác giả: TRÂM ANH (THEO FP)

    Tia hy vọng lớn nhất là Tập Cận Bình sẽ dám nhìn thẳng vào thực tế rằng chính sách đối ngoại của Trung Quốc chính là nguyên nhân cơ bản dẫn tới môi trường an ninh của họ đang xấu đi từng ngày.
    Tập Cận Bình có dám nhìn thẳng thực tế?  166024692_1366702357
    Cứ sau 2 năm, Bắc Kinh lại xuất bản Sách Trắng quốc phòng đánh giá về môi trường an ninh quốc gia và trình bày quá trình hiện đại hóa quân sự của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Tài liệu mới nhất "Triển khai đa dạng lực lượng vũ trang Trung Quốc" công bố hồi giữa tháng 4, cung cấp một số chi tiết về vai trò, tổ chức và quy mô PLA cũng như lực lượng bán quân sự Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc.Trên nền tảng báo cáo trước đó, báo cáo năm nay cũng miêu tả phạm vi mở rộng các nhiệm vụ của quân đội Trung Quốc và tiềm lực ngày một vững chắc của Trung Quốc trong việc bảo vệ lợi ích ở ngoài nước. Nhưng Sách Tráng vẫn chủ yếu lập lại những luận điệu tuyên truyền và tài liệu cũ rích.

    Điều người ta thấy ở Sách Trắng 2013 là một Trung Quốc quan ngại sâu sắc đối với sự "xoay trục" của chính quyền tổng thống Barack Obama về châu Á. Báo cáo có đoạn: "Trung Quốc đang đứng trước tình hình an ninh bất ổn", một phần vì sự điều chuyển của Mỹ đang phá hoại an ninh khu vực. Tài liệu này kín đáo lên án Mỹ khi nêu rằng Washington "đang điều chỉnh chiến lược an ninh châu Á - Thái Bình Dương", và "một số quốc gia đang thúc đẩy các liên minh quân sự châu Á - Thái Bình Dương, mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực, và thường xuyên khiến tình hình tại đây trở nên căng thẳng hơn".

    Luận điệu trên đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc và khiến nhiều người dân nước này cho rằng Washington đang khuyến khích và lôi kéo đồng minh thách thức Bắc Kinh. Các quan chức cấp cao Trung Quốc một mực cho Mỹ là người đứng đằng sau một loạt các hành động chống lại Trung Quốc trong khu vực, bao gồm của vụ Myanmar hủy bỏ dự án đập thủy điện Myitsone mà Trung Quốc tài trợ; vụ Philippine quyết định bắt giữ tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép gần bãi cạn Scarborough hồi tháng 4/2012; và vụ cựu Thị trưởng Thành phố Tokyo tuyên bố kế hoạch mua lại 3 đảo trong nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư từ tư nhân Nhật Bản hồi tháng 4/2012.

    Tháng 10/2012, Trần Kiến (Chen Jian), nguyên đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản phát biểu trước khán giả Hồng Kông rằng nhiều người Trung Quốc coi tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư là "một quả bom hẹn giờ được Mỹ cài vào giữa Trung Quốc và Nhật Bản". Mục đích của "quả bom", hay câu chuyện này, là để kéo quân đội Mỹ nhúng tay sâu hơn vào các vấn đề an ninh khu vực, duy trì ưu thế vượt trội của Mỹ bằng cách kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.


    Sách Trắng phản ánh một lập trường đa sắc thái của Trung Quốc đối với chiến lược can dự mới của Mỹ vào châu Á, cổ vũ các đồng minh tiến hành những hành động khiến Trung Quốc khó chấp nhận. Như Giáo sư Thời Ân Hoành (Shi Yinhong), giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hoa kỳ thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc từng nói hồi tháng 9/2012, "Nhật Bản lẽ ra đã không hiếu chiến như vậy nếu không có sự ủng hộ và hành động của Mỹ".

    Tuy nhiên, điều đặc biệt trong đánh giá của Trung Quốc về chiến lược tái cân bằng của Mỹ là họ không lường hết về hậu quả tự thất bại với những hành vi cưỡng bức các nước khác của họ.

    Trung Quốc không ngừng cho rằng họ đang bị khiêu khích đối đầu với các nước láng giềng. Điều này có vẻ đúng trên lý thuyết, nhưng thực tế họ đã có những hành động leo thang ghê gớm trong những cuộc khủng hoảng gần đây. Chỉ riêng năm ngoái, Trung Quốc đã dựng hàng rào ngăn cản tàu thuyền Philippine khi cuộc giằng co tại bãi Scarborough đang diễn ra, đưa tàu hàng hải và hải quân vào vùng biển mà trong lịch sử họ chưa hề quản lý, và gây áp lực kinh tế để gây khó khăn tài chính cho bên đối kháng.

    Và thái độ thiếu thiện chí ngoại giao cũng tương phản một cách rõ nét nhưng cũng đầy khó hiểu với sự "tấn công mê hoặc" (charm offensive) của Bắc Kinh mà các học giả vẫn thường miêu tả cách đó chưa đầy một thập niên. Một số người trong giới ngoại giao khu vực tiết lộ, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh (Fu Ying) phụ trách khu vực châu Á, mới đây đã triệu tập các đại sứ ASEAN ở Bắc Kinh để kiến nghị đưa Philippine, một thành viên trong ASEAN, ra khỏi chương trình đàm phán đang diễn ra giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông.

    Sự kiện trên tiếp nối những nỗ lực nhằm "dụ dỗ" nước chủ tịch ASEAN Campuchia trong năm 2012 của Bắc Kinh. Gậy ông đập lưng ông, những hành động trên càng thúc đẩy các nước củng cố vững chắc ASEAN và chống lại sự ảnh hưởng cũng như can thiệp ngày càng khó chấp nhận của Trung Quốc. Mặc dù Sách Trắng lên án "chủ nghĩa bá quyền, chính trị cường quyền và chủ nghĩa can thiệp mới", nhưng chính cách tiếp cận của họ đối với Đông Nam Á trong 2 năm qua đã chứng tỏ thực tế ngược lại.

    Hiện tại, khu vực này trở nên ngày càng hoang mang và phản ứng tương ứng là một loạt các quốc gia trên khắp châu Á đang tìm cách dựa vào Mỹ và dựa lẫn nhau để chống lại sự hung hăng của Trung Quốc. Đến Singapore cũng không ngần ngại cho phép tàu hải quân Mỹ cập bến nước mình, đánh dấu bởi sự xuất hiện lần đầu tiên của tàu chiến ven biển Mỹ tại đây hồi giữa tháng 4. Độc lập với Mỹ, các quốc gia bao gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippine và Việt Nam cũng đang củng cố sâu sắc hơn mối quan hệ an ninh nội bộ.

    Những xu hướng này gần như chắc chắc chắn dẫn đến sự hiện diện hơn nữa của quân đội Mỹ ở châu Á, bổ sung đắc lực bởi các mối quan hệ an ninh nồng ấm hơn với các đồng minh và đối tác của họ. Đây lại cũng chính là điều Bắc Kinh không muốn thấy nhất, nhưng nếu thái độ đối ngoại của họ nếu vẫn như vậy, tạo bức xúc và hoang mang trong khu vực, thì kết cục cuối cùng họ nhận được sẽ là sự cô lập và mất an ninh hơn nữa.

    Điều này đặt ra câu hỏi tại sao Bắc Kinh vẫn tiếp tục hành động theo lối đó? Phải chăng họ không nhận ra rằng việc đẩy các nước Đông Nam Á phải chọn lựa giữa Trung Quốc và ASEAN(Chắc là MỸ) tức là họ nắm chắc phần thất bại?

    Sự xâm phạm vào bãi cạn Scarborough của họ chẳng phải chính là sự nhắc nhở hằng ngày cho thấy họ sẵn sàng ức hiếp các nước khác "dám" khẳng định chủ quyền trên Biển Đông? Và liệu Việt Nam hay Philippine nên hiểu ra sao khi Bắc Kinh lần đầu tiên trong 55 năm qua quyết định xâm nhập vào không phận phía trên nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản đang quản lý mới đây?

    Trước đây, người ta thường nghĩ chính trị quan liêu là nguyên nhân cho cuộc phiêu lưu của Trung Quốc.

    Mặc dù chính sách đối ngoại của Trung Quốc đang trở nên đa phương hơn, nhưng lý giải trên cũng kém phần thuyết phục đi trước những nỗ lực mới đây của Trung Quốc nhằm phối hợp hành động ở các vùng biển gần bờ của mình. Bản thân Chủ tịch Tập Cận Bình cũng là người đứng đầu một cơ quan hoạch định chính sách biển mới của Trung Quốc. Các tàu đánh cá giả danh luôn có thể tạo ra sự kiện và sự cố, nhưng kiểu thái độ ngày càng hung hăng đó liệu có diễn ra hằng ngày nếu không có sự chỉ đạo từ cấp cao.

    Còn nhiều lý giải từ nguyên nhân bên trong khác. Một là sự kết hợp nguy hiểm giữa tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa quân đội, gia tăng chủ nghĩa dân tộc và khả năng vượt qua khủng hoảng tài chính toàn cầu của Trung Quốc đã tạo ra tâm lý thắng lợi quá đà.

    Nhưng lý giải hợp lý - và đáng lo ngại nhất - là các ưu tiên trong nước đang chi phối chính sách đối ngoại, khi các chính sách này thường được xây dựng mà bất cần cân nhắc chiến lược và ngoại giao. Trong khi hệ hụy của việc bắt nạt các nước láng giềng và xâm chiếm trái phép lãnh thổ là điều không mong muốn, chúng vẫn không hệ trọng với Trung Quốc bằng những hậu quả khôn lường nếu không thể giải quyết những thách thức trong nước đang hiện hữu đối với chế độ: suy thoái kinh tế, mất an ninh năng lượng, và bất ổn chính trị ngày càng gia tăng, bên cạnh những nguy cơ bệnh dịch, tắc nghẽn giao thông, bong bóng giá nhà đất và ô nhiễm môi trường.

    Có lẽ tia hy vọng lớn nhất là Tập Cận Bình sẽ dám nhìn thẳng vào thực tế rằng chính sách đối ngoại của Trung Quốc chính là nguyên nhân cơ bản dẫn tới môi trường an ninh của họ đang xấu đi từng ngày.

    Khi đó, vị lãnh đạo họ Tập có thể sẽ tuyên bố Trung Quốc muốn đàm phán một Bộ Quy tắc ứng xử hoàn chỉnh và ý nghĩa với ASEAN, đồng ý tuân thủ các quyết định của Toàn án Quốc tế về Luật Biển trong tương lai, thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin trên biển với Mỹ, chấm dứt xâm chiếm Scarborough, từ bỏ nỗ lực thay đổi nguyên trạng tại Senkaku/Điếu Ngư.

    Những hành động ấy sẽ là một sự củng cố rất lớn cho chỗ đứng của Trung Quốc ở khu vực và ngăn chặn hiệu quả xu hướng mà Bắc Kinh cảm nhận là đang kiềm chế sự trỗi dậy của họ.

    Nếu không làm được như vậy và vẫn tiếp tục lối hành xử cũ, chẳng khác nào Trung Quốc đang tự khóa chân chính mình.

    theo [tuanvietnam]

      Hôm nay: Wed May 08, 2024 2:23 pm