Nơi giao lưu của những người yêu mến Hoàng Sa -Trường sa Việt Nam

Latest topics

» Cảnh báo về gã giả sư lừa đảo
by Miss.NightBaron Thu Sep 30, 2021 2:52 pm

» Trung Quốc sẽ hỗ trợ chống khủng bố thế giới như thế nào?
by Miss.NightBaron Tue Dec 01, 2015 10:18 am

» Thi thể ngư dân bị bắn ở Trường Sa được đưa vào bờ
by Miss.NightBaron Tue Dec 01, 2015 10:16 am

» Nhật điều bộ binh bảo vệ đảo, đề phòng TQ xâm chiếm
by ngocthuong Sun Nov 29, 2015 10:50 pm

» Tàu chiến TQ chĩa súng vào tàu VN là 'sai chồng lên sai'
by toiyeuvietnam Sun Nov 29, 2015 10:46 pm

» Ngư dân Quảng Ngãi bị bắn chết trên biển
by toiyeuvietnam Sun Nov 29, 2015 10:42 pm

» Hãng tin DPA thay đổi thông tin về Đại tướng Phùng Quang Thanh
by Cựubinh309 Mon Jul 20, 2015 7:55 pm

» Liệu Mỹ có dám ra tay bảo vệ Philippin không?
by phuongxa Mon Jul 20, 2015 7:31 pm

» Trung Quốc sợ thua kiện Philippines?
by phuongxa Mon Jul 20, 2015 7:29 pm

» Mỹ chuẩn bị tấn công Trung Quốc
by ly_tieu_long Sun Jul 19, 2015 2:57 pm

» DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM :: Dư địa chí miền Nam
by hoangsatrongtimtoi Sun Jul 19, 2015 2:23 pm

» Quần đảo Trường Sa
by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:19 pm

» Mỹ hãy thức tỉnh: Trung Quốc là mối đe dọa thực sự
by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:16 pm

» Mỹ cần thành lập Trung tâm Tác chiến quốc tế Biển Đông ở Indonesia
by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:15 pm

» Khả năng mở rộng hoạt động tuần tra biển ở Đông Nam Á
by Cựubinh309 Sun Jul 19, 2015 2:03 pm

» Báo Nga: Việt Nam có thể "mở hàng" tên lửa BrahMos của Ấn Độ
by chiensi Sat Jul 18, 2015 9:50 am

» Báo Đài Loan đồng lõa với báo Tàu vu cáo Việt Nam
by Miss.NightBaron Sat Jul 18, 2015 9:47 am

» Việt, Mỹ bắt tay - yếu tố quan trọng trên bàn cờ châu Á
by Chính Long Sat Jul 18, 2015 9:44 am

» "Trung Quốc quyết lao ra biển"
by Chính Long Sat Jul 18, 2015 9:43 am

» Trường Sa - hậu phương lớn giữa biển khơi
by Nguyễn Văn Hạnh Sat Jul 18, 2015 9:42 am

--

    Trung Quốc đề xuất 3 biện pháp cho Biển Đông

    toiyeuvietnam
    toiyeuvietnam
    Công thần
    Công thần

    Tổng số bài gửi : 63

    Points : 180

    Reputation : 0

    Join date : 12/02/2013

    Trung Quốc đề xuất 3 biện pháp cho Biển Đông Empty Trung Quốc đề xuất 3 biện pháp cho Biển Đông

    Bài gửi by toiyeuvietnam Fri Sep 20, 2013 9:55 pm

    (Dân trí) – Ngày 2/8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đề xuất ba biện pháp giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, sau khi bị Philippines kịch liệt phản đối ý định khai thác chung ở những vùng biển tranh chấp.
    Trung Quốc đề xuất 3 biện pháp cho Biển Đông Bien-Dong-1cc90
    Ba đề xuất của Trung Quốc vẫn không nằm ngoài tham vọng “vơ vét tài nguyên” ở Biển Đông.

    Động thái trên được ông Vương Nghị đưa ra trong cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng hòa giải hòa bình châu Á, cựu Thủ tướng Thái Lan Surukiat Sathirathai.

    Theo ông Vương Nghị, ba biện pháp mà ông đưa ra có thể được thực hiên đồng thời nhằm đem lại hiệu quả mong muốn.

    Thứ nhất là các bên liên quan trực tiếp phải đạt thỏa thuận thông qua tham vấn và thương lượng.

    Thứ hai là tiếp tục thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trong khi vẫn từng bước thúc đẩy tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

    Thứ ba là các bên liên quan phối hợp cùng nhau khai thác trong bối cảnh còn lâu mới có thể tìm ra giải pháp cuối cùng cho các tranh chấp ở Biển Đông.

    Ba đề xuất cho thấy Trung Quốc vẫn bám giữ quan điểm muốn tiến hành các cuộc đàm phán song phương, thay vì đa phương cho vấn đề Biển Đông. Điều này được thể hiện rất rõ trong một tuyên bố ngay sau đó của ông Vương Nghị khi ông nói rằng: “lập luận cho rằng đàm phán song phương không thể đạt được tiến triển là sai lầm và vô căn cứ”.

    Một mục đích sâu xa hơn của Trung Quốc là việc xem nhẹ DOC và COC, cho dù bên ngoài vẫn đề cao việc thảo luận hai cơ chế này. Ông nói “cả DOC và COC đều không phải là giải pháp cho tranh chấp, nhưng có tác dụng đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực” và rằng, “COC đã bị cản trở bởi một số bên riêng lẻ và Trung Quốc không muốn tái diễn việc này”.

    Về vấn đề phối hợp khai thác chung, mặc dù ông Vương Nghị có nhấn mạnh tới cơ sở “cùng có lợi” song đây có lẽ là bình phong cho ý đồ ẩn sâu của Trung Quốc.

    “Việc phối hợp cùng nhau tìm cách khai thác chung không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn để đánh tín hiệu đến các nơi khác trên thế giới rằng các nước trong khu vực sẵn sàng giải quyết tranh chấp bằng hình thức hợp tác”, ông nói sau khi đưa ra đề xuất thứ ba.

    Trước đó, hôm 31/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng nói Trung Quốc muốn gác tranh chấp và cùng khai thác, nhưng bên cạnh đó vẫn tái khẳng định chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông.

    "Chúng ta cần nhắc lại rằng chủ quyền thuộc về chúng ta, nhưng chúng ta có thể gác tranh chấp, cùng khai thác, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và cùng có lợi, tìm kiếm và mở rộng các lợi ích chung", kênh truyền hình trung ương Trung Quốc dẫn lời ông Tập nói.

    Tuy nhiên, Philippines đã lập tức bác bỏ điều này.

    Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói rằng Philippines có quan điểm không chấp thuận dự án chung như thăm dò khai thác dầu khí với Trung Quốc, nếu như Bắc Kinh tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

    Ông Albert del Rosario vừa cùng Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đồng chủ trì phiên họp thứ 7 của Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam-Philipines.

    Cuộc họp diễn ra từ 31/7 tới 1/8 tại thủ đô Manila với mục đích thảo luận hợp tác biển và đại dương.

    "Hai bên nhất trí tiếp tục triển khai Thoả thuận về hợp tác quốc phòng, Bản ghi nhớ về Tăng cường liên lạc và chia sẻ thông tin giữa hải quân hai nước và Thoả thuận về thiết lập đường dây nóng giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Philippines", thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam nếu rõ.

    Tuy nhiên, ông Albert del Rosario cũng cho biết thêm là hai bên cũng đã bàn thảo một số vấn đề về thống nhất và tăng cường hợp tác trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Cụ thể, hai bên nhất trí chia sẻ thông tin nhằm bảo vệ lãnh thổ trước các đe dọa từ bên ngoài, yêu cầu ASEAN sớm bắt đầu quá trình đàm phán với Trung Quốc về COC nhằm giảm thiểu nguy cơ xung đột ở Biển Đông.

    "Chúng tôi muốn ASEAN có bước tiến mạnh trong liên hệ với Trung Quốc…Chúng tôi cho rằng tham vấn là chưa đủ mà cần phải nói về đàm phá”, Ngoại trưởng Albert del Rosario nói.

    Philippines và Việt Nam là hai nước trực tiếp liên quan tới các tranh chấp gay gắt ở Biển Đông với Trung Quốc.

    Thời gian qua, hai nước đã thành lập Ủy ban hỗn hợp về Biển và Đại dương cấp Thứ trưởng Ngoại giao và Nhóm chuyên gia pháp lý về các vấn đề trên biển để thúc đẩy đối thoại và hợp tác về các vấn đề liên quan đến biển.
    Vũ Anh
    Tổng hợp

      Hôm nay: Wed May 08, 2024 12:58 am