Nơi giao lưu của những người yêu mến Hoàng Sa -Trường sa Việt Nam

Latest topics

» Cảnh báo về gã giả sư lừa đảo
by Miss.NightBaron Thu Sep 30, 2021 2:52 pm

» Trung Quốc sẽ hỗ trợ chống khủng bố thế giới như thế nào?
by Miss.NightBaron Tue Dec 01, 2015 10:18 am

» Thi thể ngư dân bị bắn ở Trường Sa được đưa vào bờ
by Miss.NightBaron Tue Dec 01, 2015 10:16 am

» Nhật điều bộ binh bảo vệ đảo, đề phòng TQ xâm chiếm
by ngocthuong Sun Nov 29, 2015 10:50 pm

» Tàu chiến TQ chĩa súng vào tàu VN là 'sai chồng lên sai'
by toiyeuvietnam Sun Nov 29, 2015 10:46 pm

» Ngư dân Quảng Ngãi bị bắn chết trên biển
by toiyeuvietnam Sun Nov 29, 2015 10:42 pm

» Hãng tin DPA thay đổi thông tin về Đại tướng Phùng Quang Thanh
by Cựubinh309 Mon Jul 20, 2015 7:55 pm

» Liệu Mỹ có dám ra tay bảo vệ Philippin không?
by phuongxa Mon Jul 20, 2015 7:31 pm

» Trung Quốc sợ thua kiện Philippines?
by phuongxa Mon Jul 20, 2015 7:29 pm

» Mỹ chuẩn bị tấn công Trung Quốc
by ly_tieu_long Sun Jul 19, 2015 2:57 pm

» DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM :: Dư địa chí miền Nam
by hoangsatrongtimtoi Sun Jul 19, 2015 2:23 pm

» Quần đảo Trường Sa
by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:19 pm

» Mỹ hãy thức tỉnh: Trung Quốc là mối đe dọa thực sự
by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:16 pm

» Mỹ cần thành lập Trung tâm Tác chiến quốc tế Biển Đông ở Indonesia
by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:15 pm

» Khả năng mở rộng hoạt động tuần tra biển ở Đông Nam Á
by Cựubinh309 Sun Jul 19, 2015 2:03 pm

» Báo Nga: Việt Nam có thể "mở hàng" tên lửa BrahMos của Ấn Độ
by chiensi Sat Jul 18, 2015 9:50 am

» Báo Đài Loan đồng lõa với báo Tàu vu cáo Việt Nam
by Miss.NightBaron Sat Jul 18, 2015 9:47 am

» Việt, Mỹ bắt tay - yếu tố quan trọng trên bàn cờ châu Á
by Chính Long Sat Jul 18, 2015 9:44 am

» "Trung Quốc quyết lao ra biển"
by Chính Long Sat Jul 18, 2015 9:43 am

» Trường Sa - hậu phương lớn giữa biển khơi
by Nguyễn Văn Hạnh Sat Jul 18, 2015 9:42 am

--

    Trung Quốc với chiêu 'không đánh mà thắng' trên Biển Đông

    Chính Long
    Chính Long
    Hoc vien
    Hoc vien

    Tổng số bài gửi : 27

    Points : 73

    Reputation : 0

    Join date : 20/04/2013

    Trung Quốc với chiêu 'không đánh mà thắng' trên Biển Đông  Empty Trung Quốc với chiêu 'không đánh mà thắng' trên Biển Đông

    Bài gửi by Chính Long Sun Apr 21, 2013 7:26 pm

    Trung Quốc luôn gắng tìm cách giành chiến thắng bằng đủ loại chiến thuật như gây chia rẽ trong ASEAN, sử dụng đòn bẩy kinh tế, và củng cố các yêu sách pháp lý bằng việc triển khai tàu cá, tàu nghiên cứu, giám sát và tàu du lịch.

    Trung Quốc có lực lượng quân đội lớn nhất ở châu Á, và chi tiêu của họ cho hải quân, cảnh sát biển và không quân đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Thế nhưng Trung Quốc lại đang tung ra những lực lượng mới vào cuộc bảo vệ yêu sách chủ quyền trơ trẽn của mình trên Biển Đông – là các tàu du lịch và khách du lịch.

    Trong nhiều thập niên, bản đồ Trung Quốc luôn trưng lên đường chữ U với những đoạn đứt thể hiện yêu sách chủ quyền xâm phạm tới tận vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý được công nhận trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển của các nước láng giềng. Căng thẳng mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa đang trở nên ngày càng nghiêm trọng xung quanh những tuyên bố chủ quyền tranh chấp, khi hàng loạt các vụ đấu súng liên tục diễn ra giữa tàu cá và tàu tuần tra các nước.

    Trong một cuộc chiến không vũ trang, Trung Quốc luôn gắng tìm cách giành chiến thắng bằng đủ loại chiến thuật như gây chia rẽ trong ASEAN, sử dụng đòn bẩy kinh tế, và củng cố các yêu sách pháp lý bằng việc triển khai tàu cá, tàu nghiên cứu, giám sát và tàu du lịch.

    Sự kiện ra mắt tàu sân bay của Trung Quốc đã thu hút nhiều sự quan tâm từ quốc tế trong năm 2012. Trung Quốc dự tính sẽ sử dụng triệt tàu sân bay tân trang này để nhằm thực thi các tuyên bố chủ quyền rộng lớn của mình trên Biển Đông dù việc đưa vào phục vụ nhiệm vụ trên thực tế còn phải mất nhiều năm nữa.

    Đầu tháng này, Trung Quốc lại giới thiệu một hệ thống vũ khí hiệu quả hơn trong "công tác" bảo vệ các yêu sách chủ quyền lãnh thổ - một tàu du lịch cùng với hàng nghìn du khách. Việc triển khai tàu du lịch bên cạnh hàng loạt tàu khác nhằm khẳng định chủ quyền ở Biển Đông mang đến một "ý nghĩa mới mẻ" cho tuyên bố "trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc.
    Trung Quốc với chiêu 'không đánh mà thắng' trên Biển Đông  Contau_1366009647

    Ảnh: Yaleglobal

    Từ thời những năm 1950, bản đồ Trung Quốc có nêu đường 9 đoạn kéo dài dọc bờ biển Trung Quốc và Đông Nam Á như một sự đánh dấu cho quyền kiểm soát lãnh thổ của họ. Nỗ lực làm rõ ý nghĩa đường chữ U này có xu hướng trở nên lỗi nhịp trong các tuyên bố mâu thuẫn và rối rắm. Ngay cả khi được xác định là một ranh giới chủ quyền, đường này lại chưa bao giờ được nhìn nhận một cách nghiêm túc.

    Nhưng năm 2009, Trung Quốc đã đệ trình bản đồ yêu sách 9 đoạn lên LHQ và nêu rõ đây là "chủ quyền không tranh cãi" của họ. Hành động của Trung Quốc kể từ khi đó đã chứng tỏ rõ ràng rằng các quan chức cấp cao nhất trong chính phủ Trung Quốc đang quyết tâm biến đường 9 đoạn đầy vô lý đó trở thành một ranh giới biển hợp pháp và cần phải thi hành.

    Một loạt các vụ việc với các nước láng giềng Đông Nam Á liên quan đến tàu cá và tàu tuần tra Trung Quốc, và những tuyên bố công khai ngày càng gay gắt được quan tâm hơn vào tháng 7/2010 khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton kêu gọi Trung Quốc giải quyết hòa bình tranh chấp. Còn Trung Quốc đáp lại bằng cách tăng cường các năng lực thực thi và triển khai đủ các cơ quan biển của chính phủ: Cơ quan An toàn Hàng hải (MSA), Ngư chính (FLEC), Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc (SOA), Hải giám (CMS), chưa kể đến cảnh sát biển thuộc Bộ An ninh và các cơ quan quản lý biển cấp tỉnh, mà đáng kể nhất là của tỉnh Hải Nam - tất cả đều có sự phát triển mau lẹ cùng với hải quân và không quân Trung Quốc.

    Chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc thu hút nhiều sự chú ý, nhưng trong tương lai gần đó chỉ là một cơ sở đào tạo, chứ không phải là một phương tiện tác chiến quân sự. Cảnh sát biển xuất hiện trong nhiều cuộc thị uy là vấn đề khác.

    Sự phát triển của lực lượng đó được thể hiện qua bài viết của phóng viên tờ Los Angeles Times tại Bắc Kinh: Đơn cử, kể từ năm 2000, quân đội Trung Quốc đã chuyển giao 11 tàu chiến cũ cho cơ quan Hải giám dù họ đã tự đóng được 13 tàu và dự tính sản xuất thêm 36 tàu nữa. Ngư chính Trung Quốc cũng vừa tiếp quản một tàu chiến cũ khác được trang bị cả bãi đậu trực thăng.

    Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ ước tính, con số các cuộc tuần tra tầm xa của cảnh sát biển Trung Quốc tại Biển Đông đã tăng lên gấp 3 lần kể từ năm 2008.

    Như một sĩ quan Hải quân Mỹ quan sát trong bài báo đăng trên tờ tạp chí Time, "Tàu Hải giám Trung Quốc không có nhiệm vụ nào khác ngoài việc sách nhiễu các nước khác phải chấp thuận các tuyên bố chủ quyền bành trướng của mình". Họ đã cắt cáp của tàu Việt Nam, bắt giữ và đe dọa ngư dân Đông Nam Á, quấy nhiễu hải quân Mỹ, và trong một trường hợp, dựng cả rào chắn để thiết lập quyền kiểm soát đặc biệt.

    Những tàu không phải tàu hải quân này của Trung Quốc dù không được trang bị vũ khí quân sự, nhưng thể hiện sức mạnh bằng vòi rồng và móc câu - gây phẫn nộ và bức xúc trong các nước láng giềng.

    Trung Quốc có thể tự bắn vào chân mình về mặt chiến lược, nhưng ở mức chiến thuật thì không. Các quốc gia Đông Nam Á khó sánh kịp Trung Quốc về các tài sản quân sự hoặc bảo vệ bờ biển trên mặt nước và trên không, một khoảng cách về năng lực đang nới rộng qua từng tháng.

    Nói một cách thẳng thắn, các cơ quan thực thi luật biển của Trung Quốc có thể sử dụng sức mạnh cơ bắp đối với các bên ở Đông Nam Á theo ý muốn - trừ tiền đồn quân sự Việt nam có thể là ngoại lệ. Trong khi đó, Mỹ từ lâu đã tuyên bố, không đứng về phía bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ Biển Đông, nhấn mạnh hai nguyên tắc: duy trì tuyến đường biển quốc tế trong khu vực như một "lợi ích chung toàn cầu" và giải quyết các tranh chấp không thông qua vũ lực quân sự. Bằng cách sử dụng lực lượng bảo vệ bờ biển không vũ trang để thực thi các yêu sách, Trung Quốc đã đánh trúng vào điểm yếu trong lập trường của Mỹ.

    Hãy xem vụ việc xảy ra tại bãi cạn Scarborough, một đảo san hô mà Philippines tuyên bố chủ quyền và có vị trí gần với Philippines hơn nhiều với Trung Quốc. Cảnh sát biển Trung Quốc đã ngăn cản cảnh sát Philippines bắt giữ ngư dân Trung Quốc đánh bắt trộm các loài được bảo vệ và sau đó dựng một đường dây cáp ngang vũng biển để nhằm loại bỏ ngư dân Philippines khỏi vùng biển truyền thống của họ - ngay trước mũi Hải quân Mỹ, khi họ không có cơ sở gì để can thiệp vào. Vụ Scarborough minh chứng cho một chiến thuật ngày càng lộ rõ của Trung Quốc: chiếm lấy một điểm dễ tổn thương, xây dựng sự hiện diện thường trực và bảo vệ nó bằng các phương tiên phi quân sự. Ở thời điểm này, không có dấu hiệu cho thấy Washington đã phát triển, ngay cả trên khái niệm, một sự đáp trả hiệu quả.

    Lợi thế của Trung Quốc so với Đông Nam Á bao gồm cả sức mạnh kinh tế. Đến tận những năm 1990, Mỹ và Nhật Bản vẫn là đối tác kinh tế chính của Đông Nam Á. Nhưng hiện nay, Trung Quốc đã thay thể cả hai nước này trở thành đối tác thương mại chính của khu vực. Mối quan hệ này vượt quá khuôn khổ xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ. Lấy Hiệp định Mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc làm trọng tâm, Trung Quốc đã đàm phán rất nhiều các thỏa thuận kinh tế với khu vực, bao gồm một loạt dự án cơ sở hạ tầng giúp gắn kết Đông Nam Á với khu vực nội địa phía nam Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc đang xây dựng hệ thống đường sắt, đường bộ và đường sông ấn tượng bên cạnh mạng lưới điện và cầu cảng - gắn kết chặt chẽ Đông Nam Á với Trung Quốc trong một đơn vị kinh tế thống nhất. Không cần quá nhạy bén cũng có thể tưởng tượng những liên kết và sự phụ thuộc liên quan này có thể được sử dụng như một đòn bẩy chiến lược và để gây phá vỡ các mối quan hệ trong khu vực.

    Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 2012 do Campuchia chủ trì, một tranh cãi đã nổi lên khi Philippines nhấn mạnh việc đưa các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông vào thông cáo chung kết thúc hội nghị. Nước chủ tịch Campuchia từ chối đề nghị này, và cuộc họp giải tán trong mâu thuẫn gay gắt. Các quan chức Campuchia sau đó kín đáo giải thích họ hành động như vậy để đáp lại yêu cầu từ phía Trung Quốc, với đe dọa rằng Phnom Penh sẽ phải chịu những hậu quả kinh tế nghiêm trọng nếu không nghe theo. Quả thực, Bắc Kinh đã chứng minh năng lực phủ quyết bất cứ quan điểm thống nhất nào trong ASEAN liên quan đến Biển Đông.

    Việc Trung Quốc đưa tàu du lịch ra vùng biển tranh chấp tạo ra thách thức mới cho khu vực. Không quốc gia láng giềng Đông Nam Á nào dám bắn vào một tàu tại nơi mà họ có chủ quyền nếu trên tàu đó mang theo những khách du lịch dân sự.

    Quyết định của Trung Quốc là một sai lầm chiến lược. Nó gióng lên hồi chuông báo động ở Đông Nam Á, đặc biệt ở những nơi mà các chính phủ cùng có tuyên bố chủ quyền trong khu vực. Nó cũng đã mở ra sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ hướng về châu Á, thể hiện trong tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ rằng các lực lượng Mỹ sẽ được điều chuyển về châu Á và sự tái bố trí lực lượng này sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm ngân sách. Chính phủ Philippines Singapore và Indonesia đều bày tỏ thái độ muốn tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ.

      Hôm nay: Tue May 07, 2024 12:45 pm