Nơi giao lưu của những người yêu mến Hoàng Sa -Trường sa Việt Nam

Latest topics

» Cảnh báo về gã giả sư lừa đảo
by Miss.NightBaron Thu Sep 30, 2021 2:52 pm

» Trung Quốc sẽ hỗ trợ chống khủng bố thế giới như thế nào?
by Miss.NightBaron Tue Dec 01, 2015 10:18 am

» Thi thể ngư dân bị bắn ở Trường Sa được đưa vào bờ
by Miss.NightBaron Tue Dec 01, 2015 10:16 am

» Nhật điều bộ binh bảo vệ đảo, đề phòng TQ xâm chiếm
by ngocthuong Sun Nov 29, 2015 10:50 pm

» Tàu chiến TQ chĩa súng vào tàu VN là 'sai chồng lên sai'
by toiyeuvietnam Sun Nov 29, 2015 10:46 pm

» Ngư dân Quảng Ngãi bị bắn chết trên biển
by toiyeuvietnam Sun Nov 29, 2015 10:42 pm

» Hãng tin DPA thay đổi thông tin về Đại tướng Phùng Quang Thanh
by Cựubinh309 Mon Jul 20, 2015 7:55 pm

» Liệu Mỹ có dám ra tay bảo vệ Philippin không?
by phuongxa Mon Jul 20, 2015 7:31 pm

» Trung Quốc sợ thua kiện Philippines?
by phuongxa Mon Jul 20, 2015 7:29 pm

» Mỹ chuẩn bị tấn công Trung Quốc
by ly_tieu_long Sun Jul 19, 2015 2:57 pm

» DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM :: Dư địa chí miền Nam
by hoangsatrongtimtoi Sun Jul 19, 2015 2:23 pm

» Quần đảo Trường Sa
by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:19 pm

» Mỹ hãy thức tỉnh: Trung Quốc là mối đe dọa thực sự
by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:16 pm

» Mỹ cần thành lập Trung tâm Tác chiến quốc tế Biển Đông ở Indonesia
by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:15 pm

» Khả năng mở rộng hoạt động tuần tra biển ở Đông Nam Á
by Cựubinh309 Sun Jul 19, 2015 2:03 pm

» Báo Nga: Việt Nam có thể "mở hàng" tên lửa BrahMos của Ấn Độ
by chiensi Sat Jul 18, 2015 9:50 am

» Báo Đài Loan đồng lõa với báo Tàu vu cáo Việt Nam
by Miss.NightBaron Sat Jul 18, 2015 9:47 am

» Việt, Mỹ bắt tay - yếu tố quan trọng trên bàn cờ châu Á
by Chính Long Sat Jul 18, 2015 9:44 am

» "Trung Quốc quyết lao ra biển"
by Chính Long Sat Jul 18, 2015 9:43 am

» Trường Sa - hậu phương lớn giữa biển khơi
by Nguyễn Văn Hạnh Sat Jul 18, 2015 9:42 am

--

    Khả năng mở rộng hoạt động tuần tra biển ở Đông Nam Á

    Cựubinh309
    Cựubinh309
    Hoc vien
    Hoc vien

    Tổng số bài gửi : 17

    Points : 49

    Reputation : 0

    Join date : 01/10/2013

    Khả năng mở rộng hoạt động tuần tra biển ở Đông Nam Á Empty Khả năng mở rộng hoạt động tuần tra biển ở Đông Nam Á

    Bài gửi by Cựubinh309 Sun Jul 19, 2015 2:03 pm

    [size=14]Sự hợp tác hải quân và an ninh trên biển do ASEAN đứng đầu sẽ tiếp tục được thúc đẩy, dù vẫn chưa đến mức ủng hộ một lực lượng tuần tra được điều phối hoặc cùng hoạt động trên toàn Đông Nam Á. Tuy nhiên, một thỏa thuận dành riêng để chống cướp biển ở khu vực Tây Nam Biển Đông là nằm trong tầm với của các nước ASEAN có cùng suy nghĩ.[/size]
     
    Khả năng mở rộng hoạt động tuần tra biển ở Đông Nam Á USS-FREEDOM6-jpg
    Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế gần đây tập trung vào khả năng mở rộng hoạt động tuần tra chống cướp biển ở Đông Nam Á. Có nhiều lựa chọn và khả năng, song không phải tất cả đều được phản ánh chính xác. Hiện có ba lựa chọn được đưa ra: một lực lượng an ninh trên biển do ASEAN đứng đầu để chống cướp biển, giúp đỡ nhân đạo và cứu trợ thảm họa (HADR); tư cách quan sát viên của Myanamar trong lực lượng Tuần tra Eo biển Malacca (MSP); và tuần tra chống cướp biển ở phía Đông Singapore.
    Một lực lượng trên biển do ASEAN đứng đầu?
    Trong tháng Ba, Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, được giới truyền thông dẫn lời tuyên bố ủng hộ thành lập một “lực lượng biển do ASEAN đứng đầu” tại Biển Đông. Bình luận của ông đã được đưa ra trong một cuộc thảo luận nhóm tại Triển lãm Hàng hải và Hàng không quốc tế Langkawi về việc làm thế nào để đối phó với nạn cướp biển lan sang khu vực Tây Nam của Biển Đông.
    Tuy nhiên, tin tức truyền thông quốc tế đã lồng tuyên bố này vào trong những bình luận trước đó rằng Nhật Bản trong tương lai có thể mở rộng sự hiện diện hải quân và không quân ở Biển Đông, và dường như gắn sự ủng hộ của Mỹ cho ý tưởng tuần tra chung mở rộng của lực lượng hải quân Đông Nam Á trong bối cảnh đang xảy ra tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.
    Việc những tuyên bố như vậy có thể dễ dàng được lấy ra khỏi bối cảnh đang nêu bật sự khó khăn trong việc phân biệt các vấn đề an ninh biển từ những yếu tố chiến lược ở Biển Đông. “Vấn đề mơ hồ" này cũng khiến các nước Đông Nam Á thêm thận trọng để tiếp nhận những sáng kiến an ninh biển ở mức độ tập thể về Biển Đông do sợ "làm mất lòng" Trung Quốc, hoặc gia tăng sự nhạy cảm xung quanh vấn đề chủ quyền.
    Hệ quả là những quốc gia ASEAN có cùng tư tưởng có xu hướng theo đuổi việc xây dựng năng lực biển và hợp tác song phương hoặc ở cấp độ nhỏ, trong khi các nước khác sẽ đi ở tốc độ chậm hơn, phản ánh nhận thức kém chính xác hơn của họ về mối đe dọa.
    Nỗ lực của Mỹ nhằm tăng cường an ninh biển và nhận thức vấn đề ở Đông Nam Á chủ yếu nhằm phản ánh thực tế chắp vá này, với HADR tạo ra một mẫu số chung cho sự can dự quốc phòng là chủ yếu tại các diễn đàn an ninh đa phương của ASEAN. Không có dấu hiệu cho thấy Hải quân Mỹ đang thúc đẩy một sáng kiến tuần tra trên biển mới trong khu vực, dù nỗ lực "ASEAN đứng đầu" hướng tới một cách tiếp cận toàn khu vực cụ thể hơn nhìn chung được hoan nghênh và khuyến khích.
    Tư cách quan sát viên MSP của Myanmar?
    Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein đã mời Myanmar làm quan sát viên Sáng kiến chống cướp biển lực lượng tuần tra Eo biển Malacca (MSP). Được thiết lập vào năm 2004, MSP, sáng kiến cấp độ nhỏ về an ninh trên biển được biết đến nhiều nhất của Đông Nam Á, gồm 3 thành tố: 1) Lực lượng tuần tra Eo Biển Malacca (MSSP); 2) Mắt Trời; và 3) Nhóm trao đổi thông tin tình báo MSP. Các thành viên cho đến nay giới hạn với ba quốc gia ven biển là Singapore, Malaysia và Indonesia, cùng Thái Lan tham gia tuần tra trên không.
    Mặc dù hoạt động tuần tra phối hợp này thường được tiến hành để chống cướp biển và cướp có vũ trang ở Eo biển Malacca, song việc thiếu dữ liệu công khai về các hoạt động MSP khiến việc đánh giá thực nghiệm về hiệu quả của nó là không thể. Hạn chế chính của MSP là hoạt động tuần tra được phối hợp chứ không phải cùng nhau, liên quan đến những quan ngại về chủ quyền. Hai lựa chọn khác để củng cố MSP là: 1) mở rộng giới hạn địa lý, hoặc 2) mở rộng thành viên đến các nước gần bờ và cộng đồng “sử dụng” nói chung.
    Do năng lực của Myanmar, quy chế quan sát viên hay thành viên đầy đủ sẽ ít khả năng đóng góp nhiều cho tính hiệu quả hoạt động của MSP. Lời mời này được đưa ra khi Malaysia làm Chủ tịch ASEAN, dù vậy cũng đáng để ghi nhận là nỗ lực hướng đến Ấn Độ Dương, một điểm mù cố hữu của ASEAN và là nguồn gốc của nhiều thách thức an ninh trên biển hiện nay.
    Đảm bảo sự hợp tác của Myanmar ở các đường tiếp cận bên ngoài này tới Eo biển Malacca có thể được nhắm mục tiêu ngoài hoạt động chống khủng bố, như ngăn chặn dòng người Rohingya Hồi giáo vượt biên qua đường biển từ Myanmar – mối quan ngại đặc biệt của Kuala Lumpur. Tuy nhiên, Singapore và Malaysia vẫn chưa tỏ dấu hiệu đồng ý. Lực lượng an ninh trên biển của Singapore gần đây tập trung chủ yếu ở phía Đông.
    Tuần tra chống cướp biển ở Đông Singapore?
    Ít được biết đến song Singapore đã và đang thăm dò khả năng áp dụng tuần tra được điều phối chung ở phía Đông Eo biển Singapore, bao gồm những vùng biển gần ở Biển Đông. Nỗ lực này nằm trong phản ứng về sự gia tăng các vụ tấn công nhằm vào tàu chở nhiên liệu xảy ra gần đây ở vùng biển phía Bắc đảo Bintan của Indonesia gần Singapore.
    Một thiếu sót lớn trong giới hạn địa lý của MSP là giá trị răn đe của hoạt động tuần tra trên biển hiện không vượt quá Eo biển Malacca. Do hoạt động cướp biển có tính cơ động cao nên mối đe dọa này có chuyển đến Biển Đông. Singapore đã nhận được sự ủng hộ của Malaysia và Việt Nam, những nước có nhiều lý do để tăng cường quan hệ an ninh trên biển với các đối tác ASEAN ở Biển Đông, nhấn mạnh đến việc xóa bỏ yếu tố phi nhà nước và liên nhà nước tại đây.
    Tuy nhiên, Indonesia dường như khó nhất trí mở rộng MSP vì hai lý do. Trước tiên, cướp biển tiếp tục chỉ là một chấm mờ trong nhận thức về các mối đe dọa của Jakarta. Chuyển hướng nguồn lực để truy đuổi cướp biển tại các vùng biển gần ở Biển Đông sẽ được xem là sự chệch hướng khỏi những nhiệm vụ ưu tiên trong tham vọng “Điểm tựa Biển” của Tổng thống Joko Widodo, đặc biệt trong việc ngăn chặn tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép ở quần đảo này.
    Thứ hai, MSP vẫn chủ yếu được điều phối thay vì cùng hoạt động do sự miễn cưỡng của Jakarta cho phép tàu Singapore hay Malaysia đươc tuần tra trong khu vực Eo biển Malacca thuộc lãnh hải của Indonesia. Thay vì mở rộng MSP đến khu vực Tây Nam Biển Đông, một thỏa thuận tuần tra được điều phối chung nhiều khả năng sẽ được thúc đẩy, dù sự tham gia của Indonesia vẫn không chắc chắn.
    Nghị định thư hải quân HADR?
    Không liên quan đến hoạt động tuần tra trên biển song nằm trong sự hợp tác trên biển “do ASEAN đứng đầu” là sự phát triển về một bộ quy tắc hải quân liên ASEAN cho hoạt động HADR. Sáng kiến này được Hải quân Philippines đề xuất tại Hội nghị Tư lệnh Hải quân ASEAN (ACNM) diễn ra ở Manila hồi tháng 9/2013.
    Kể từ đó, sáng kiến này nhận được sự ủng hộ của Indonesia và nhiều nước khác. Một nhóm công tác cũng đã đưa ra những khuyến nghị ban đầu cho nghị định thư này, mà có thể chính thức thông qua tại ACNM sẽ diễn ra ở Myanmar vào mùa Thu này. Đây có thể là một điểm chuẩn cho hoạt động liên hải quân quan trọng về lợi ích trên biển chung bất chấp sự khác biệt trong năng lực và nhận thức về mối đe dọa trong các thành viên ASEAN.
    Sự hợp tác hải quân và an ninh trên biển do ASEAN đứng đầu sẽ tiếp tục được thúc đẩy, dù vẫn chưa đến mức ủng hộ một lực lượng tuần tra được điều phối hoặc cùng hoạt động trên toàn Đông Nam Á, hoặc thậm chí là sự mở rộng của MSP. Tuy nhiên, một thỏa thuận dành riêng để chống cướp biển ở khu vực Tây Nam Biển Đông là nằm trong tầm với của các nước ASEAN có cùng suy nghĩ.
    Euan Graham là Nghiên cứu viên Cấp cao thuộc Chương trình An ninh Biển tại Trường Nghiên cứu Quốc tế  S. Rajaratnam. Bài viết đăng trên trang “RSIS” (ngày 7/4)
    Vũ Hiền (gt

      Hôm nay: Fri May 10, 2024 11:31 am