Nơi giao lưu của những người yêu mến Hoàng Sa -Trường sa Việt Nam

Latest topics

» Cảnh báo về gã giả sư lừa đảo
by Miss.NightBaron Thu Sep 30, 2021 2:52 pm

» Trung Quốc sẽ hỗ trợ chống khủng bố thế giới như thế nào?
by Miss.NightBaron Tue Dec 01, 2015 10:18 am

» Thi thể ngư dân bị bắn ở Trường Sa được đưa vào bờ
by Miss.NightBaron Tue Dec 01, 2015 10:16 am

» Nhật điều bộ binh bảo vệ đảo, đề phòng TQ xâm chiếm
by ngocthuong Sun Nov 29, 2015 10:50 pm

» Tàu chiến TQ chĩa súng vào tàu VN là 'sai chồng lên sai'
by toiyeuvietnam Sun Nov 29, 2015 10:46 pm

» Ngư dân Quảng Ngãi bị bắn chết trên biển
by toiyeuvietnam Sun Nov 29, 2015 10:42 pm

» Hãng tin DPA thay đổi thông tin về Đại tướng Phùng Quang Thanh
by Cựubinh309 Mon Jul 20, 2015 7:55 pm

» Liệu Mỹ có dám ra tay bảo vệ Philippin không?
by phuongxa Mon Jul 20, 2015 7:31 pm

» Trung Quốc sợ thua kiện Philippines?
by phuongxa Mon Jul 20, 2015 7:29 pm

» Mỹ chuẩn bị tấn công Trung Quốc
by ly_tieu_long Sun Jul 19, 2015 2:57 pm

» DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM :: Dư địa chí miền Nam
by hoangsatrongtimtoi Sun Jul 19, 2015 2:23 pm

» Quần đảo Trường Sa
by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:19 pm

» Mỹ hãy thức tỉnh: Trung Quốc là mối đe dọa thực sự
by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:16 pm

» Mỹ cần thành lập Trung tâm Tác chiến quốc tế Biển Đông ở Indonesia
by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:15 pm

» Khả năng mở rộng hoạt động tuần tra biển ở Đông Nam Á
by Cựubinh309 Sun Jul 19, 2015 2:03 pm

» Báo Nga: Việt Nam có thể "mở hàng" tên lửa BrahMos của Ấn Độ
by chiensi Sat Jul 18, 2015 9:50 am

» Báo Đài Loan đồng lõa với báo Tàu vu cáo Việt Nam
by Miss.NightBaron Sat Jul 18, 2015 9:47 am

» Việt, Mỹ bắt tay - yếu tố quan trọng trên bàn cờ châu Á
by Chính Long Sat Jul 18, 2015 9:44 am

» "Trung Quốc quyết lao ra biển"
by Chính Long Sat Jul 18, 2015 9:43 am

» Trường Sa - hậu phương lớn giữa biển khơi
by Nguyễn Văn Hạnh Sat Jul 18, 2015 9:42 am

--

    Trung Quốc vừa vươn 'vòi' khắp châu Phi vừa vỗ về

    nghiencuuchinhtri
    nghiencuuchinhtri
    Hoc vien
    Hoc vien

    Tổng số bài gửi : 3

    Points : 9

    Reputation : 0

    Join date : 25/09/2013

    Trung Quốc vừa vươn 'vòi' khắp châu Phi vừa vỗ về  Empty Trung Quốc vừa vươn 'vòi' khắp châu Phi vừa vỗ về

    Bài gửi by nghiencuuchinhtri Wed Sep 25, 2013 10:15 pm

    Trước áp lực từ phía Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ... đang cùng chia miếng bánh ngon ở châu Phi, Trung Quốc đang nỗ lực vỗ về châu lục này sau khi ve vãn ASEAN.
    Nhật tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc ở châu Phi
    Nhật Bản tranh ’miếng bánh’ châu Phi với Trung Quốc
    Trung Quốc giấu viện trợ châu Phi
    Theo TTXVN, phát biểu ngày 23/9 tại Diễn đàn Tham vấn chung cấp ngoại trưởng Trung Quốc-châu Phi bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 68 tại New York, Mỹ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Trung Quốc sẽ luôn kiên định ủng hộ và là đối tác đáng tin cậy cho sự đoàn kết và tiến bộ ở châu Phi.
    Bắc Kinh sẽ hoàn toàn ủng hộ sự lựa chọn về các con đường phát triển của châu Phi phù hợp với hoàn cảnh từng nước, cung cấp viện trợ phát triển cho châu lục này mà không kèm theo các điều kiện chính trị, đồng thời mạnh mẽ ủng hộ các nỗ lực của châu Phi trong việc tự giải quyết các vấn đề của khu vực.
    Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu rõ quan hệ hợp tác Trung Quốc-châu Phi dựa trên nền tảng là các lợi ích chung, tính hiệu quả cao và một cách tiếp cận thực tế. Ông cũng đồng thời nhắc lại đánh giá của một quan chức ngoại giao hàng đầu của một nước châu Phi cho rằng hiện Trung Quốc đang có nhiều lợi thế để phát triển quan hệ với châu Phi. Thứ nhất, Trung Quốc không có lịch sử đô hộ thực dân ở châu Phi và chưa bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của châu lục này. Thứ hai, thông qua hỗ trợ và đầu tư, Trung Quốc đã chứng minh là người bạn chân thành và vô tư của châu Phi. Hơn nữa, Bắc Kinh đã tích cực hơn trong các hoạt động gìn giữ hòa bình ở châu lục này.
    Theo Ngoại trưởng Vương Nghị, bình luận này phản ánh đúng tâm lý của người dân châu Phi và ba lợi thế này trên thực tế có thể tổng kết thành sự chân thành và tin cậy lẫn nhau trong quan hệ Trung Quốc-châu Phi.
    Trung Quốc vừa vươn 'vòi' khắp châu Phi vừa vỗ về  5%20nguoi%20trung%20quoc%20o%20chau%20phi
    Người Trung Quốc ở Châu Phi khai thác lao động tại lục địa đen này
    Đây không phải lần đầu Trung Quốc vỗ về lục địa đen. Hồi cuối tháng 3 vừa qua, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm châu Phi ngay sau chuyến thăm Nga, như một sự khẳng định tầm quan trọng của châu Phi đối với Trung Quốc.
    Theo VOV, quốc gia 1,3 tỷ dân đã tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, trở thành nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới (sau Mỹ) và vượt Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, nên việc nước này “khát dầu khí và các nguyên liệu thô đầu vào” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Trung Quốc buộc phải đa dạng hóa các nguồn cung cấp, trong đó châu Phi là một trọng điểm (châu Phi hiện cung cấp 1/3 lượng dầu Trung Quốc tiêu thụ).
    Với 1 tỷ dân, lục địa châu Phi là một thị trường rộng lớn, mới mẻ cho nền kinh tế Trung Quốc chuyên hướng về xuất khẩu. Thực tế trong chục năm qua, hàng hóa Trung Quốc như đồ điện tử, linh kiện thay thế, hàng tiêu dùng, đồ may mặc… với nhiều ưu điểm như rẻ và mẫu mã đẹp, đa dạng đã tràn ngập các thị trường châu Phi.
    Đưa công nhân sang châu Phi làm việc, Trung Quốc đã phần nào giảm nhẹ tình trạng thất nghiệp trong nước, tăng thêm nguồn thu cho nước này. Hiện có khoảng gần 1 triệu người Trung Quốc sinh sống, làm việc ở châu Phi và gần 1.000 công ty Trung Quốc đang làm ăn ở châu lục này.
    Trung Quốc là nhà xuất khẩu vũ khí lớn (hiện đã vượt Anh để đứng thứ 5 thế giới) và nhiều nước châu Phi đã và đang quay sang mua vũ khí của Trung Quốc (có giá rẻ) bên cạnh nhà cung cấp truyền thống là Nga.
    Chủ động quan hệ tốt với hầu hết các nước châu Phi đã giúp Trung Quốc giành được sự ủng hộ của họ tại Liên Hợp Quốc và các diễn đàn quốc tế, nâng cao vị thế Trung Quốc trong 1 thế giới đa cực hậu Chiến tranh Lạnh. Giao hảo với châu Phi còn rất có ích cho Trung Quốc trong việc cô lập Đài Loan về mặt ngoại giao và thực hành chính sách “một nước Trung Hoa”.
    “Chơi” với châu Phi, Trung Quốc còn có thêm 1 cơ hội vô cùng lớn là quảng bá ngôn ngữ và văn hóa của mình đến châu lục lớn thứ 2 thế giới về diện tích.
    Tuy nhiên, Trung Quốc lại không thể một mình ăn cả miếng bánh ngon này được khi Mỹ, phương Tây và một số nước khác như Nhật Bản, Ấn Độ cũng tìm cách tăng cường vai trò của họ ở khu vực này.
    Đứng trước thành công của người Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Clinton trong chuyến công du tới châu Phi hồi năm 2012 đã “nói kháy” Trung Quốc khi đề cập đến sự cần thiết phải xây dựng “1 mô hình quan hệ đối tác bền vững gia tăng giá trị chứ không phải bòn rút nó”. Bản thân giới chức ở châu Phi cũng đang dần hồi tỉnh và bắt đầu lên tiếng chỉ trích thẳng Bắc Kinh.
    Trong một bài viết đăng trên tờ Financial Times hồi giữa tháng 3, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nigeria Lamido Sanusi khẳng định châu Phi phải từ bỏ cái nhìn lãng mạn về Trung Quốc. Ông nhận định thêm rằng châu Phi cần xem Bắc Kinh như là một “đối thủ”.
    Thống đốc này nhấn mạnh: “Trung Quốc lấy đi của chúng tôi các loại nguyên liệu cơ bản và bán lại cho chúng tôi những thứ hàng hóa được sản xuất hàng loạt. Đây cũng là bản chất của chủ nghĩa thực dân”. Ông Sanusi nhận định sự tăng trưởng đến 20 lần kim ngạch thương mại giữa châu Phi và Trung Quốc trong thời gian qua một phần là do Bắc Kinh có nhu cầu cao về tài nguyên thiên nhiên. Ngược lại, hàng hóa Trung Quốc lại tràn ngập châu Phi khiến nền sản xuất lục địa đen giảm từ 12,8% đến 10,5% tính theo GDP của khu vực. Đây được xem như chỉ trích nặng nề hiếm thấy của một quan chức châu Phi nhằm vào Trung Quốc. Thậm chí, ông Sanusi còn cáo buộc Bắc Kinh “đang góp phần lớn vào sự kém phát triển của châu Phi”.
    Trước những bất ổn trong quan hệ với châu Phi, một mặt Trung Quốc tăng cường bang giao với ASEAN bằng cách đổi giọng khi bàn về COC với ASEAN. Ngoài ra, về mặt kinh tế, mới đây hãng thông tấn Bernama của Malaysia dẫn lời ông Liang Wentao, Vụ phó Vụ châu Á, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, ASEAN hy vọng sẽ vượt Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc trong vòng từ 3-5 năm tới.
    Dù vậy, Trung Quốc vẫn cần tài nguyên của châu Phi. Thế nên, hoàn toàn dễ hiểu khi nước này một mặt ve vãn ASEAN, mặt khác không ngừng vỗ về châu Phi với lời hứa hợp tác bình đẳng, nhằm giảm bớt các lo âu tại châu Phi về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại đây.
    Sát thủ Kilo tự bơi về Việt Nam qua ngả châu Phi
    Châu Phi thôi lãng mạn về Trung Quốc
    TQ cho châu Phi vay 20tỷ USD không ràng buộc chính trị
    Thanh Trúc (Tổng hợp theo TTXVN, VOV)

      Hôm nay: Sun Apr 28, 2024 3:13 am