Nơi giao lưu của những người yêu mến Hoàng Sa -Trường sa Việt Nam

Latest topics

» Cảnh báo về gã giả sư lừa đảo
by Miss.NightBaron Thu Sep 30, 2021 2:52 pm

» Trung Quốc sẽ hỗ trợ chống khủng bố thế giới như thế nào?
by Miss.NightBaron Tue Dec 01, 2015 10:18 am

» Thi thể ngư dân bị bắn ở Trường Sa được đưa vào bờ
by Miss.NightBaron Tue Dec 01, 2015 10:16 am

» Nhật điều bộ binh bảo vệ đảo, đề phòng TQ xâm chiếm
by ngocthuong Sun Nov 29, 2015 10:50 pm

» Tàu chiến TQ chĩa súng vào tàu VN là 'sai chồng lên sai'
by toiyeuvietnam Sun Nov 29, 2015 10:46 pm

» Ngư dân Quảng Ngãi bị bắn chết trên biển
by toiyeuvietnam Sun Nov 29, 2015 10:42 pm

» Hãng tin DPA thay đổi thông tin về Đại tướng Phùng Quang Thanh
by Cựubinh309 Mon Jul 20, 2015 7:55 pm

» Liệu Mỹ có dám ra tay bảo vệ Philippin không?
by phuongxa Mon Jul 20, 2015 7:31 pm

» Trung Quốc sợ thua kiện Philippines?
by phuongxa Mon Jul 20, 2015 7:29 pm

» Mỹ chuẩn bị tấn công Trung Quốc
by ly_tieu_long Sun Jul 19, 2015 2:57 pm

» DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM :: Dư địa chí miền Nam
by hoangsatrongtimtoi Sun Jul 19, 2015 2:23 pm

» Quần đảo Trường Sa
by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:19 pm

» Mỹ hãy thức tỉnh: Trung Quốc là mối đe dọa thực sự
by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:16 pm

» Mỹ cần thành lập Trung tâm Tác chiến quốc tế Biển Đông ở Indonesia
by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:15 pm

» Khả năng mở rộng hoạt động tuần tra biển ở Đông Nam Á
by Cựubinh309 Sun Jul 19, 2015 2:03 pm

» Báo Nga: Việt Nam có thể "mở hàng" tên lửa BrahMos của Ấn Độ
by chiensi Sat Jul 18, 2015 9:50 am

» Báo Đài Loan đồng lõa với báo Tàu vu cáo Việt Nam
by Miss.NightBaron Sat Jul 18, 2015 9:47 am

» Việt, Mỹ bắt tay - yếu tố quan trọng trên bàn cờ châu Á
by Chính Long Sat Jul 18, 2015 9:44 am

» "Trung Quốc quyết lao ra biển"
by Chính Long Sat Jul 18, 2015 9:43 am

» Trường Sa - hậu phương lớn giữa biển khơi
by Nguyễn Văn Hạnh Sat Jul 18, 2015 9:42 am

--

    Tư liệu mới: Vì sao Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu phải chết?

    nghiencuuchinhtri
    nghiencuuchinhtri
    Hoc vien
    Hoc vien

    Tổng số bài gửi : 3

    Points : 9

    Reputation : 0

    Join date : 25/09/2013

    Tư liệu mới: Vì sao Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu phải chết?  Empty Tư liệu mới: Vì sao Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu phải chết?

    Bài gửi by nghiencuuchinhtri Wed Sep 25, 2013 9:13 pm

    Nhiều sử gia trong nước lẫn nước ngoài đã tốn rất nhiều công sức để đi tìm những bí mật ẩn đàng sau cái chết của anh em nhà Ngô Đình.
    (Phunutoday)- Ngày 01/11/1963, tại miền Nam Việt Nam xảy ra một biến cố lịch sử khiến cả thế giới chú ý, đó là Ngô Đình Diệm - Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà – bị một nhóm tướng lĩnh thuộc quyền đảo chính bằng quân sự. Sau đó, ông ta cùng người em trai Ngô Đình Nhu bị sát hại bí ẩn.
    Sau biến cố ấy, nhiều sử gia trong nước lẫn nước ngoài đã tốn rất nhiều công sức để đi tìm những bí mật ẩn đàng sau cái chết của anh em nhà Ngô Đình. Và người ta dần phát hiện ra rằng, Mỹ chính là đạo diễn của trò chơi. Tuy nhiên người ta vẫn thắc mắc vì sao Diệm phải chết?
    Thân thế một diễn viên chính trị 
    Tư liệu mới: Vì sao Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu phải chết?  Images436940_diem1
    Ngô Đình Diệm
    Cho đến tận bây giờ, khi chính quyền “gia đình trị” của Ngô Đình Diệm đã theo ông ta xuống huyệt mộ gần nửa thế kỷ, một số người vẫn còn tranh cãi về tiểu sử thật của ông ta. Có dư luận mơ hồ cho rằng, Diệm là kết quả của một cuộc tình vụn trộm ngoại hôn của cha ông với một người phụ nữ nào đó, vì vậy mới có chuyện lộn xộn ngày tháng năm sinh.
    Ngoài cái tên Ngô Đình Diệm và tên thánh Jean Baptiste ra, ông ta còn có một cái tên bí mật nữa, đó là Nguyễn Bá Chinh. Theo tài liệu văn khố Pháp thì ông ta sinh ngày 27/07/1897 tại Đại Phong Lộc, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Nhưng sau khi mang chức Thủ tướng của chính quyền Bảo Đại, ông ta công bố ngày sinh của mình là 03/01/1901, tại Phước Quả, Thừa Thiên.
    Hoá ra năm 1917, khi làm việc tại Tân Thư Viện Huế và tập ấm chức Cửu Phẩm, ông mới… 16 tuổi (nếu căn cứ theo năm sinh 1901). Việc này, ông Ngô Đình Luyện – Em trai ông – kể với báo giới tại Paris ngày 02/11/1985 rằng, Diệm khai tăng 4 tuổi để có thể vào trường Hậu Bổ. Tuy nhiên, ngày và tháng sinh thật của ông, không nghe ai giải thích vì sao chênh lệch.
    Lời xác nhận của ông Luyện có vẻ đúng, vì nếu ông Diệm sinh ngày 17/7/1897 thì Ngô Đình Thục, anh kế Ngô Đình Diệm (sinh ngày 06/10/1897) nhỏ hơn Diệm 3 tháng tuổi (?!) Tuy nhiên, chưa có lời giải thích nào về sự chênh lệch ngày, tháng sinh của Diệm. Diệm sinh này 03 tháng 01 hay ngày 27 tháng 07? 
     Ngô Đình Diệm có 6 anh em trai và 3 chị em gái. Thứ tự những anh chị em của Diệm từ trên xuống dưới:
    - Anh cả là Ngô Đình Khôi, sinh 1885.
    - Chị cả Ngô Đình Thị Giao, tục gọi là bà Thừa Tùng.
    - Anh thứ là Ngô Đình Thục, sinh 1897.
    - Ngô Đình Diệm, sinh năm 1901.
    - Em gái Ngô Đình Thị Hiệp, tục gọi bà Cả Ấm là mẹ của Hồng y Nguyễn Văn Thuận (nguyên Bộ Trưởng Bộ Công lý và Hòa bình ở Vatican).
    - Em gái Ngô Đình Thị Hoàng, tục gọi bà Cả Lễ.
    - Em trai Ngô Đình Nhu, sinh năm 1910.
    - Em trai Ngô Đình Cẩn sinh năm, 1912. 
    - Em út thực sự là Ngô Đình Luyện sinh năm 1914.
    Tư liệu mới: Vì sao Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu phải chết?  Images436942_nhu
    Ngô Đình Nhu
    Điều buồn cười nhất dưới “triều Ngô” là các quan chức thấy Ngô Đình Cẩn giữ nhà thờ, chăm sóc mẹ nên cứ xúm nhau gọi là “cậu Út Cẩn” mà quên bẵng người em út thật sự của anh em Ngô Đình chính là Ngô Đình Luyện. Sự nhầm lẫn theo thói quen xu nịnh này dẫn đến việc một số “sử gia hồi ký ba xu” cũng cứ gọi Ngô Đình Cẩn là “Út Cẩn”.
    Trước khi nhắc đến “chí sỹ chống Pháp Ngô Đình Diệm” cũng cần nhắc đến tông tích phục vụ Pháp của Ngô Đình Khả, thân sinh ông Diệm.
    Ông Ngô Đình Khả có tên thánh là Micae, sinh năm 1857, nguyên quán ở làng Đại Phong Lộc, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Để thoát kiếp nghèo đói ở làng quê mộc mạc, ông Khả bị cha mẹ gởi thân xác cho giáo hội công giáo và trở thành chủng sinh tân tòng được đào tạo ở chủng viện Penang ở Malaixia từ năm 13 tuổi.
    Sau 8 năm tu luyện không đạt kết quả, ông Khả hoàn tục để kết hôn với một bà tên Madelena Chĩu vào năm 1878. Bà này không có con và qua đời, ông dấn thêm bước nữa với bà Anna Phạm Thị Thân, quê ở Phú Cam, Hương Thủy. Chín anh chị em Diệm là con của bà này.
    Tuy không được làm cha cố, ông Ngô Đình Khả vẫn được giữ lại chủng viện Penang làm thông dịch viên và sau đó được đưa về quê hương cấy vào viện Cơ Mật triều đình Huế.
    Nhờ được đào tạo ở Penang, ông Khả được chính phủ thực dân Pháp xem là hạt giống cai trị ở xứ thuộc địa Đông Dương. Ông nhanh chóng được cất nhắc lên làm đề đốc kinh thành rồi lên đến chức thượng thư Bộ Công. Là một vị quan mang quốc tịch Vatican, ông đã chứng tỏ là một đại công thần của chính quyền Pháp qua việc đàn áp đẫm máu nghĩa quân Cần Vương của Phan Đình Phùng ở căn cứ Vụ Quang.
    Trong chiến dịch ấy, ông là phó tướng cho Nguyễn Thân. Theo nhiều nguồn sử, sau khi kết thúc chiến dịch đàn áp nghĩa quân Cần Vương, ông Khả đã lấy điểm với Pháp bằng cách ra lệnh cho binh sỹ đào mộ cụ Phan Đình Phùng, lấy hài cốt thiêu đốt rồi cho vào đại bác bắn vãi lên mặt sông Lam.
    Cặp bài trùng của Ngô Đình Khả là Nguyễn Hữu Bài (Sinh năm 1863) - cha đỡ đầu của Ngô Đình Diệm. Ông Bài vốn là thuộc hạ của ông Khả, sau này ngồi thông gia với ông Khả qua 2 đứa con trưởng nữ Nguyễn Thị Giang và trưởng nam Ngô Đình Khôi.
    Ông Bài sinh tại Vĩnh Linh, Quảng Trị cũng là một quan thượng thư của triều đình Huế từ năm 1907 cho đến 1933. Mồ côi cha từ nhỏ, ông Bài cũng có con đường hoạn lộ công hầu giống như ông Khả: Được mẹ gởi vào chủng viện An Ninh rồi sau đó được sang chủng viện Penang để đổi đời. Khi thất bại đường tu, Bài được gởi về nước cấy vào bộ máy chính quyền phong kiến làm thông ngôn tại Nha Thương Bạc, dần dà được cất nhắc lên làm bố chánh tỉnh Thanh Hoá.
    Năm 1887, ông Bài cùng với ông Khả tích cực đàn áp phong trào Cần Vương nên được Pháp cất nhắc leo dần lên chức thượng tá Cơ mật, tham tri Bộ Hình rồi thượng thư Bộ Hình.
    Cặp bài trùng Khả, Bài được dân gian nhắc đến qua câu: “Đày vua có Khả, Đào mả có Bài” ám chỉ việc Ngô Đình Khả ký cho Pháp mang vua Thành Thái, vua Duy Tân đi đày và Nguyễn Hữu Bài hỗ trợ quân Pháp đào mồ cuốc mả vua Tự Đức. Một số người cho rằng, Khả - Bài đã phản đối Pháp thực thi hai chuyện đó mà quên rằng, sau sự việc đó, hai ông vẫn đường hoàng tại vị chức quan. Nếu hai ông thật sự cãi lệnh “mẹ Pháp” trong việc thất đức ấy thì tin chắc rằng, hai ông cùng con cái cũng được đi theo Thành Thái và Duy Tân lập nghiệp trên đảo Réunion. Cũng cần nhấn mạnh rằng, năm 1896 ông Ngô Đình Khả được phong phẩm hàm Thái Thường Tự khanh (chánh tam phẩm), chức Thương biện thuộc Viện Cơ mật. Thời đó, Viện Cơ mật của nhà Nguyễn đã bị các cơ quan tình báo Pháp khống chế.
    Với sự nuôi dạy của 2 người cha cúc cung tận tuỵ với “mẹ Pháp” như thế, nếu nói Ngô Đình Diệm có truyền thống căm thù Pháp thì hơi lạ.
     
    Nhờ có 2 người cha đại công thần với chính quyền Pháp, Ngô Đình Diệm được tập ấm, được vào học trường đạo Pellerin ở Huế, được tuyển thẳng khỏi thi vào trường Hậu Bổ. Sau đó được bổ nhiệm làm tri huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị vào năm 1922, tức 21 tuổi (theo giấy tờ văn thư). Mấy năm sau được thăng lên chức tuần vũ tỉnh Bình Thuận. Con đường hoạn lộ của Diệm vinh thăng nhanh đến chóng mặt. Con ông cháu cha có khác.
     
    Thời gian đảm nhiệm chức tuần vũ Bình Thuận, với quyền lực trong tay, Diệm đã tỏ ra “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Ông ta đàn áp man rợ những nhà cách mạng kháng Pháp. Ông quan Diệm đã “sáng tạo” được nhiều ngón đòn tra khảo rất dã man, kinh dị dành cho những người yêu nước kháng Pháp. Ngón tra khảo ưa thích nhất của ông ta là lột trần truồng nạn nhân rồi cột ngồi trên cái ghế gỗ có khoét lỗ. Dưới lỗ là một ngọn đèn sáp cháy leo loét, hong ngay dưới hậu môn nạn nhân. Với cách tra khảo như thế, cho dù nạn nhân có nhận tội, khai báo thì lục phủ ngũ tạng cũng bị nướng chín, hoại tử dần và chết mòn.
     
    Nhờ tàn ác với những chí sỹ kháng Pháp nên năm 1933, ông được cất nhắc lên chức Thượng thư Bộ lại. Khi đã lên chức thượng thư Bộ Lại, ông Diệm bị ảnh hưởng bởi sự tranh giành quyền lực trong Chính quyền Pháp dẫn đến lao đao, lận đận.
     
    Thời đó, chính quyền Pháp lẫn Việt thuộc địa đều chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của công giáo La Mã. Hầu hết những vị quan lại của Việt Nam đều có tên thánh trước tên khai sinh như Trần Bá Lộc, Đỗ Hữu Phương (Đỗ Hữu Vị), Lê Phát Đạt (Huyện Sĩ), Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Hữu Độ, Trần Lục, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Tường Tộ, Ngô Đình Khả, Lê Hoan, Nguyễn Hữu Bài, Nguyễn Bá Tòng, Hồ Ngọc Cẩn … Không thể biện minh khác được, chính sách nhân sự của chính quyền Pháp ở Đông Dương thời đó luôn chịu ảnh hưởng bởi 3 luồng thế lực chi phối: Thực dân, Công giáo và Tam Điểm (Free Mason).
    Diệm được thời là nhờ giai đoạn chính quyền Pháp nghiên theo ảnh hưởng của Công giáo. 
     
    Đến năm 1933, phe Tam Điểm tại chính giới Pháp thắng thế, Diệm lại tranh chấp chức tổng lý đại thần với một thượng thư đồng triều là Phạm Quỳnh. Cái ô của Phạm Quỳnh là Toàn quyền Pasquier (phe Tam Điểm) và cái ô của Diệm là Khâm sứ Thibaudeau (phe Công giáo).
     
    Thua đau cú tranh chấp và sợ bị Phạm Quỳnh trù dập, Diệm đành nộp đơn xin từ quan. Toàn quyền Pháp Pasquier không chấp đơn từ quan của Diệm mà bãi chức, tước phẩm hàm, trục xuất khỏi kinh thành Huế, buộc hồi hương về Quảng Bình cư trú.
     
    Diệm trở thành vị quan yếm thế lũi thũi nơi quê nhà cho đến khi Pasquier chết trong một tai nạn máy bay ở Paris vào ngày 15/01/1934. Pasquier chết, Pháp đưa René Robin làm tân toàn quyền ở Việt Nam. Diệm được xoá án cấm túc và về Huế an phận với nghề dạy học ở trường Tư thục Providence của ông anh Ngô Đình Thục.
     
    Rỏ ràng, Ngô Đình Diệm căm thù Pháp không vì yêu dân thương nước mà chỉ là tư thù cá nhân. Ông từ quan và bị cách chức chỉ vì tranh giành quyền lực, địa vị phục vụ cho mẫu quốc Pháp. Bị cách chức, Diệm trở thành kẻ thất chí.
     Nguồn Phunu

      Hôm nay: Mon Apr 29, 2024 10:55 pm