Nơi giao lưu của những người yêu mến Hoàng Sa -Trường sa Việt Nam

Latest topics

» Cảnh báo về gã giả sư lừa đảo
by Miss.NightBaron Thu Sep 30, 2021 2:52 pm

» Trung Quốc sẽ hỗ trợ chống khủng bố thế giới như thế nào?
by Miss.NightBaron Tue Dec 01, 2015 10:18 am

» Thi thể ngư dân bị bắn ở Trường Sa được đưa vào bờ
by Miss.NightBaron Tue Dec 01, 2015 10:16 am

» Nhật điều bộ binh bảo vệ đảo, đề phòng TQ xâm chiếm
by ngocthuong Sun Nov 29, 2015 10:50 pm

» Tàu chiến TQ chĩa súng vào tàu VN là 'sai chồng lên sai'
by toiyeuvietnam Sun Nov 29, 2015 10:46 pm

» Ngư dân Quảng Ngãi bị bắn chết trên biển
by toiyeuvietnam Sun Nov 29, 2015 10:42 pm

» Hãng tin DPA thay đổi thông tin về Đại tướng Phùng Quang Thanh
by Cựubinh309 Mon Jul 20, 2015 7:55 pm

» Liệu Mỹ có dám ra tay bảo vệ Philippin không?
by phuongxa Mon Jul 20, 2015 7:31 pm

» Trung Quốc sợ thua kiện Philippines?
by phuongxa Mon Jul 20, 2015 7:29 pm

» Mỹ chuẩn bị tấn công Trung Quốc
by ly_tieu_long Sun Jul 19, 2015 2:57 pm

» DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM :: Dư địa chí miền Nam
by hoangsatrongtimtoi Sun Jul 19, 2015 2:23 pm

» Quần đảo Trường Sa
by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:19 pm

» Mỹ hãy thức tỉnh: Trung Quốc là mối đe dọa thực sự
by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:16 pm

» Mỹ cần thành lập Trung tâm Tác chiến quốc tế Biển Đông ở Indonesia
by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:15 pm

» Khả năng mở rộng hoạt động tuần tra biển ở Đông Nam Á
by Cựubinh309 Sun Jul 19, 2015 2:03 pm

» Báo Nga: Việt Nam có thể "mở hàng" tên lửa BrahMos của Ấn Độ
by chiensi Sat Jul 18, 2015 9:50 am

» Báo Đài Loan đồng lõa với báo Tàu vu cáo Việt Nam
by Miss.NightBaron Sat Jul 18, 2015 9:47 am

» Việt, Mỹ bắt tay - yếu tố quan trọng trên bàn cờ châu Á
by Chính Long Sat Jul 18, 2015 9:44 am

» "Trung Quốc quyết lao ra biển"
by Chính Long Sat Jul 18, 2015 9:43 am

» Trường Sa - hậu phương lớn giữa biển khơi
by Nguyễn Văn Hạnh Sat Jul 18, 2015 9:42 am

--

    Hành trình đằng đẵng tìm cha trong các mộ liệt sĩ vô danh

    toiyeuvietnam
    toiyeuvietnam
    Công thần
    Công thần

    Tổng số bài gửi : 63

    Points : 180

    Reputation : 0

    Join date : 12/02/2013

    Hành trình đằng đẵng tìm cha trong các mộ liệt sĩ vô danh Empty Hành trình đằng đẵng tìm cha trong các mộ liệt sĩ vô danh

    Bài gửi by toiyeuvietnam Wed Sep 25, 2013 6:46 pm

    Khi Lê Kế Họa lên 2 tuổi thì bố hy sinh, nên anh không thể nhớ nổi gương mặt hay bất cứ dấu ấn nào của cha. Dù vậy, trong anh luôn thôi thúc tìm bằng được hài cốt ông, nhất là mỗi lần nhìn mẹ thẫn thờ nhớ chồng.
    Suốt gần 30 năm, anh Họa (xã Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên) đã hỏi không biết bao nhiêu người, lặn lội qua không biết bao địa danh, với tâm nguyện "gặp" và đưa cha về quê nhà.
    Bố anh - liệt sĩ Lê Kế Điềm, thuộc tiểu đoàn 141, sư đoàn 7, quân đoàn 4, hy sinh tại mặt trận phía Nam khi anh mới 2 tuổi. Năm 1992, khi vừa tròn 30 tuổi, anh bắt đầu đăng báo, viết thư gửi khắp nơi tìm manh mối mộ phần của cha. Không nhận được hồi âm nào, anh lặn lội vào Sài Gòn, tìm gặp các bác đồng hương hỏi han và được chỉ dẫn bố anh có thể đã hy sinh tại quân khu 7.
    Đến quân khu 7 cũng không xác định được, anh Họa tiếp tục tìm tới những người cùng nhập ngũ với bố. Họ cho biết có khả năng bố anh thuộc lực lượng tăng cường cho chiến dịch Mậu Thân năm 68 và chiến đấu ở quân đoàn 4. Anh lần đến đơn vị này, biết có một liệt sĩ tên giống bố anh nhưng hồ sơ ghi ngày hy sinh là 13/8/1966, trong khi giấy báo tử gửi về gia đình anh là 13/8/1968.
    “Năm bố mất mẹ tôi mới 22 tuổi. Bà ở vậy nuôi anh em tôi khôn lớn và chỉ có một mong mỏi là tìm được hài cốt bố. Năm 2007, mẹ cùng tôi vào Phước Long tìm mộ nhưng không được, bà nhất định không về. Tôi đã hứa với mẹ là sẽ tìm bằng được bố, cho tới khi không còn chút hy vọng nào nữa...”, anh Họa nghẹn ngào kể.
    Hành trình đằng đẵng tìm cha trong các mộ liệt sĩ vô danh Mo
    Mẹ và em của một liệt sĩ đến viếng người thân tại nghĩa trang xã Kim Hoa, Mê Linh, Vĩnh Phúc ngày 26/7. Ảnh: Minh Thùy.
    Sau đó, anh đã gặp một số đồng đội cũ của bố và theo lời các bác, bố anh đã nằm lại trạm xá K79, Suối Đôi. "Từ lúc đó, tôi hy vọng rồi lại thất vọng không biết bao nhiêu lần. Cuối cùng, tôi được chỉ một ngôi mộ không có tên ở khu vực này. Tôi xin phép người quản trang khai quật và lấy được một đoạn xương, mang về nhờ Viện Pháp y Quân đội giám định nhưng tiếc vì xương quá cũ nên không làm được", anh Họa kể.
    Thế rồi, anh trở lại ngôi mộ một lần nữa, với sự giúp đỡ của một cán bộ xét nghiệm ADN của Viện pháp y và mang về 3 chiếc răng làm xét nghiệm. Kết quả xác nhận đây chính là hài cốt của liệt sĩ Lê Kế Điềm khiến anh và cả gia đình vỡ òa trong niềm hạnh phúc.
    Quay lại đưa bố về quê, coi bố như đang hiện diện bên mình, khi ngồi quán uống nước chè, anh rót một chén mời bố, ăn cơm anh cũng gọi cho bố một suất. Lúc lên máy bay về quê, anh mua một vé cho cụ.
    Trung úy Vũ Anh Tuấn, khoa Xét nghiệm, Viện pháp y quân đội (Bộ Quốc Phòng) cho biết, trong quá trình thực hiện đề tài "Trình tự gene ti thể ADN và ứng dụng trong nhận dạng hài cốt liệt sĩ”, anh đã chứng kiến bao câu chuyện cảm động khi cùng các thân nhân tìm hài cốt liệt sĩ.
    "Mỗi cuộc hành trình, mỗi câu chuyện tìm người thân của từng gia đình đều có thể viết thành một cuốn tiểu thuyết, đong đầy tình cảm thiêng liêng, sâu sắc của người sống dành cho người đã hy sinh, của những chặng đường tìm kiếm đầy hy vọng và cả vô vọng, khiến mình nhiều lần không cầm được nước mắt”, anh Tuấn tâm sự.
    Anh không thể nào quên hình ảnh hai người phụ nữ - là chị em gái của một liệt sĩ - cứ ôm nhau khóc trên đường vào nghĩa trang đường 9 (Quảng Trị) mang hài cốt anh về. Anh cũng nhớ mãi cảnh tượng người anh Đinh Đình Văn già nua, ốm yếu sau bao năm lặn lội khắp nơi tìm em - liệt sĩ Đinh Đình Bình, vừa nức nở khóc vừa khom người che tấm áo mưa để hai cán bộ pháp y khai quật ngôi mộ được cho là của anh mình, vì sợ ánh nắng làm hỏng hài cốt.
    "Sau này, rất may kết quả giám định ADN xác nhận hài cốt đó là của liệt sĩ Đinh Đình Bình, giúp bác Văn yên lòng", anh Tuấn kể.
    Hành trình đằng đẵng tìm cha trong các mộ liệt sĩ vô danh Vieng
    Bà Đức trước tượng đài nghĩa trang liệt sĩ xã Kim Hoa, Mê Linh, Vĩnh Phúc - nơi bố bà đã nằm lại 60 năm trong ngôi mộ của "Liệt sĩ chưa rõ tên". Ảnh: M.T.
    Anh cho biết, rất nhiều người vì sự thôi thúc tìm mộ người thân mà dứt bỏ tất cả mưu cầu cá nhân. Một phụ nữ Hà Nội - vốn là kế toán ở Bách hóa tổng hợp cũ - đã không lập gia đình, suốt đời chỉ có một tâm nguyện là tìm bằng được hài cốt của cha. Bà ân hận vì hồi nhỏ giận khi ông đi biền biệt nên đã không cho cha ôm trong lần về phép duy nhất. Sau quãng thời gian dài dằng dặc hỏi hết người này đến người khác, cuối cùng bà đã được chỉ tới một ngôi mộ. Khi khai quật, trong mộ có một chiếc ví ghi đầy đủ tên tuổi của ông. Dù vậy, bà vẫn quyết làm xét nghiệm ADN để biết chính xác đó là bố mình.
    Anh Tuấn cho biết, thực tế, số trường hợp giám định chính xác hài cốt liệt sĩ là người thân ít hơn rất nhiều so với trường hợp không đúng. Nhiều người lại tiếp tục một hành trình tìm kiếm mới.
    Anh còn trăn trở mãi về mẫu xương đầu tiên gửi tới Viện của một bà cụ tìm con trai. Biết con hy sinh ở Tây Nguyên, cụ bắt xe khách vào tận nơi. Đi đến bản, làng nào, cụ cũng được mọi người giúp đỡ, mời ăn cơm, uống nước. Cuối cùng, bà tìm được một bộ hài cốt nghi là của con trai mình rồi gói gém những mảnh xương vụn đi nhờ định dạng.
    "Khi đó, viện còn chưa có ý tưởng gì về ADN nên không biết làm sao, đành nhận mẫu và hẹn cụ khi nào khoa học kỹ thuật phát triển sẽ tiến hành xác định ngay. Mãi 5-6 năm sau đó, khi ADN được đưa vào ứng dụng, viện đã lấy mẫu này để thử nhưng đáng buồn hài cốt đó không phải là của người con trai cụ vẫn kiếm tìm", anh Tuấn chia sẻ.
    Anh cho biết, việc tách chiết ADN từ hài cốt khó và phức tạp hơn nhiều so với mẫu từ người sống, hơn nữa lại dễ bị tạp nhiễm tế bào từ bên ngoài. Bởi thế, khi thực hiện, người thực hiện thường không chỉ dừng lại ở một kết quả, cũng không bao giờ ghép đôi giữa các mẫu nghi ngờ, và chỉ dám kết luận khi không còn gì phải lăn tăn nữa. “Tất cả những việc này chỉ là cố gắng để trả lại tên chính xác cho các liệt sĩ”, anh nói.
    Cũng có những trường hợp đã giám định được gene của các liệt sĩ nhưng lại chưa tìm được thân nhân của họ để khớp. Đây cũng là một câu chuyện đầy nhân văn về hành trình tìm cha của bà Phạm Thị Đức (Sóc Sơn, Hà Nội).
    Cha hy sinh khi mới 4 tuổi, lớn lên, bà Đức luôn cháy bỏng một mong muốn tìm lại hài cốt ông. "Dù vẫn nhớ như in những kỷ niệm ít ỏi như được bố dẫn tới đơn vị chơi, được ông tắm cho một lần nhưng tôi không thể nào hình dung được gương mặt cha. Dù vậy, trong tâm trí tôi luôn in sâu lời kể của mẹ, của các chú rằng bố đã chiến đấu và hy sinh ở một xã tại Vĩnh Phúc", bà Đức kể.
    Theo lời kể, bà đã tìm về địa phương đó nhưng địa danh xưa nay đã chia tách thành nhiều thôn, xã khác. Nghĩa trang liệt sĩ tại đây cũng đã di chuyển. Bà Đức tìm gặp những người đồng đội cũ của bố để hỏi thăm. Không có bài báo, đoạn tin nào liên quan đến việc tìm hài cốt liệt sĩ là bà không đọc, cắt ra và giữ lại cẩn thận.
    "Tôi không biết diễn tả mong mỏi tìm cha lớn như thế nào. Chỉ biết nó là nỗi trăn trở thường trực trong tâm, khiến ngày nào còn chưa tìm được thì lòng còn chưa yên", bà chia sẻ.
    Cuối cùng, bà cũng được hướng dẫn tới nghĩa trang xã Kim Hoa, Mê Linh, Vĩnh Phúc, nơi quy tập hài cốt các liệt sĩ đã hy sinh khi chiến đấu tại địa phương. Thế nhưng, trong nghĩa trang này có tới 21 ngôi mộ vô danh. Năm 2010, khi chính quyền địa phương nâng cấp nghĩa trang, bà xin phép được lấy mẫu xương của 21 bộ hài cốt về xét nghiệm tại Viện pháp y quân đội. Và một trong 21 mẫu ấy chính là cha bà. Hiện tại, ông đã được đưa về nghĩa trang liệt sĩ quê nhà tại Sóc Sơn, Hà Nội. Kết quả giám định của 20 mẫu còn lại vẫn được lưu giữ cẩn thận tại Viện pháp y quân đội, chờ có thân nhân các liệt sĩ đến tìm.
    Ngày 19/7, B Lao đng thương binh và xã hi cùng mt s b, ngành, các Trung tâm phân tích AND đã t chc hi tho v Đ án xác đnh hài ct lit sĩ còn thiếu thông tin, nhm tìm li tên cho hàng trăm nghìn lit sĩ vô danh.
    Dự kiến, đề án sẽ xây dựng các trung tâm thông tin, giúp thân nhân và cơ quan chức năng thuận tiện trong việc tìm kiếm, xác định tên tuổi liệt sĩ. Cục Người có công đang nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện dự án thành lập Trung tâm phân tích gene và định danh hài cốt liệt sĩ.
       Nguồn : VnExpress                                                                                                                                          

      Hôm nay: Sat May 11, 2024 2:49 am