Nơi giao lưu của những người yêu mến Hoàng Sa -Trường sa Việt Nam

Latest topics

» Cảnh báo về gã giả sư lừa đảo
by Miss.NightBaron Thu Sep 30, 2021 2:52 pm

» Trung Quốc sẽ hỗ trợ chống khủng bố thế giới như thế nào?
by Miss.NightBaron Tue Dec 01, 2015 10:18 am

» Thi thể ngư dân bị bắn ở Trường Sa được đưa vào bờ
by Miss.NightBaron Tue Dec 01, 2015 10:16 am

» Nhật điều bộ binh bảo vệ đảo, đề phòng TQ xâm chiếm
by ngocthuong Sun Nov 29, 2015 10:50 pm

» Tàu chiến TQ chĩa súng vào tàu VN là 'sai chồng lên sai'
by toiyeuvietnam Sun Nov 29, 2015 10:46 pm

» Ngư dân Quảng Ngãi bị bắn chết trên biển
by toiyeuvietnam Sun Nov 29, 2015 10:42 pm

» Hãng tin DPA thay đổi thông tin về Đại tướng Phùng Quang Thanh
by Cựubinh309 Mon Jul 20, 2015 7:55 pm

» Liệu Mỹ có dám ra tay bảo vệ Philippin không?
by phuongxa Mon Jul 20, 2015 7:31 pm

» Trung Quốc sợ thua kiện Philippines?
by phuongxa Mon Jul 20, 2015 7:29 pm

» Mỹ chuẩn bị tấn công Trung Quốc
by ly_tieu_long Sun Jul 19, 2015 2:57 pm

» DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM :: Dư địa chí miền Nam
by hoangsatrongtimtoi Sun Jul 19, 2015 2:23 pm

» Quần đảo Trường Sa
by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:19 pm

» Mỹ hãy thức tỉnh: Trung Quốc là mối đe dọa thực sự
by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:16 pm

» Mỹ cần thành lập Trung tâm Tác chiến quốc tế Biển Đông ở Indonesia
by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:15 pm

» Khả năng mở rộng hoạt động tuần tra biển ở Đông Nam Á
by Cựubinh309 Sun Jul 19, 2015 2:03 pm

» Báo Nga: Việt Nam có thể "mở hàng" tên lửa BrahMos của Ấn Độ
by chiensi Sat Jul 18, 2015 9:50 am

» Báo Đài Loan đồng lõa với báo Tàu vu cáo Việt Nam
by Miss.NightBaron Sat Jul 18, 2015 9:47 am

» Việt, Mỹ bắt tay - yếu tố quan trọng trên bàn cờ châu Á
by Chính Long Sat Jul 18, 2015 9:44 am

» "Trung Quốc quyết lao ra biển"
by Chính Long Sat Jul 18, 2015 9:43 am

» Trường Sa - hậu phương lớn giữa biển khơi
by Nguyễn Văn Hạnh Sat Jul 18, 2015 9:42 am

--

    Mỹ cần thành lập Trung tâm Tác chiến quốc tế Biển Đông ở Indonesia

    thương về hoàng sa
    thương về hoàng sa
    Hoc vien
    Hoc vien

    Tổng số bài gửi : 4

    Points : 12

    Reputation : 0

    Join date : 10/07/2015

    Mỹ cần thành lập Trung tâm Tác chiến quốc tế Biển Đông ở Indonesia Empty Mỹ cần thành lập Trung tâm Tác chiến quốc tế Biển Đông ở Indonesia

    Bài gửi by thương về hoàng sa Sun Jul 19, 2015 2:15 pm

    Sự trỗi dậy [size=14]cùng với những hành vi quyết đoán của Trung Quốc đang là mối lo ngại lâu dài của Mỹ. Việc thiết lập một Trung tâm Tác chiến trên biển quốc tế (IMOC) đặt trụ sở ở Indonesia để thể hiện cam kết của Hải quân Mỹ đối với châu Á-Thái Bình Dương, theo dõi những diễn biến trên biển ở Biển Đông và Ấn Độ Dương cũng như đóng vai trò là một cơ chế mới để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.[/size]
     
    Mỹ cần thành lập Trung tâm Tác chiến quốc tế Biển Đông ở Indonesia 150207-n-mv308-112

     
    Chỉ huy sắp tới của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry B. Harris, đã điều trần trước Quốc hội vào cuối năm 2014 rằng “sự nổi lên của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc quân sự khu vực và kinh tế toàn cầu, và đặc biệt, công cuộc hiện đại hóa quân sự nhanh chóng và hành vi quyết đoán của nước này đối với các nước láng giềng khu vực đặt ra những cơ hội và thách thức cần phải được xử lý một cách hiệu quả. Đây là thách thức lâu dài nhất của chúng ta”.
    Để đối phó với thách thức này, Hải quân Mỹ nên thăm dò việc thiết lập một Trung tâm Tác chiến trên biển quốc tế (IMOC) đặt trụ sở ở Indonesia để thể hiện cam kết của Hải quân Mỹ đối với châu Á-Thái Bình Dương, theo dõi những diễn biến trên biển ở Biển Đông và Ấn Độ Dương cũng như đóng vai trò là một cơ chế mới để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
    Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đã gia tăng những nỗ lực chế tạo tàu ngầm và tàu ở trong nước, dự định vận hành 3 tàu sân bay, và duy trì các tên lửa tấn công trên biển đặt trên mặt đất như DF-21D, một tên lửa đạn đạo chống hạm. Trong số các diễn biến này, việc tăng cường khả năng tàu ngầm có một vai trò to lớn trong việc thực hiện các chiến dịch chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực. Vào năm 2020, PLAN sẽ vận hành hơn gấp đôi số tàu ngầm ở châu Á-Thái Bình Dương so với 60% số tàu ngầm Mỹ được triển khai phía trước. Tổng số tàu ngầm của PLA là quan trọng, nhưng các kiểu nhiệm vụ và vị trí địa lý của các chiến dịch đó cũng quan trọng không kém.
    PLAN đã mở rộng các chiến dịch trên và dưới mặt nước ra ngoài các bờ biển của Trung Quốc và có thể tiếp tục các chiến dịch đó trong tương lai thấy trước được. Kể từ năm 2009, PLAN đã thực hiện liên tục các chiến dịch tàu nổi và cải thiện hoạt động hậu cần trên biển ở Ấn Độ Dương. Trong khoảng thời gian 2013-2014, PLAN cũng đã thực hiện những hành động để gia tăng các chiến dịch hải quân ở Ấn Độ Dương với 3 cuộc triển khai tàu ngầm hạt nhân và điêden bên ngoài khu vực – một xu hướng mới có thể diễn ra tương tự với cách PLAN đã duy trì các chiến dịch tàu nổi.
    Trong khi PLAN tác chiến phía trước ở Ấn Độ Dương, Trung Quốc đồng thời đã tạo dựng một sự hiện diện dân sự trên biển mạnh mẽ ở Biển Đông. Cục Hải dương Quốc gia (SOA) là một tổ chức lớn do Đảng Cộng sản điều hành với hai nhiệm vụ cơ bản đáng lưu ý: thực thi pháp luật đối với các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên biển và thăm dò cũng như giám sát dưới đáy biển. SOA quản lý Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) và các thực thể hàng hải khác mà có thể có hơn 500 tàu vào năm 2020. SOA đem lại cho ban lãnh đạo Đảng một “chính sách sử dụng trước”, cho phép CCG bảo vệ các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ như bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham ở Biển Đông trong khi PLAN cung cấp hỗ trợ mạnh mẽ nếu các căng thẳng leo thang. Ngoài thực thi pháp luật, các tàu của SOA đảm nhận giám sát dưới đáy biển – một khả năng hữu ích để tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên và sự hiểu biết tốt hơn về cột nước cho các chiến dịch tàu ngầm.
    Trung Quốc cũng đã bắt đầu các hoạt động quân sự khác ở Biển Đông và Ấn Độ Dương để gia tăng sự hiện diện trên biển. PLAN đang trong quá trình nạo vét và mở rộng các cấu trúc trên biển như Đá Chữ thập ở quần đảo Trường Sa. Những công trình được cải thiện có thể đóng vai trò là những trung tâm hậu cần trong tương lai cho các tàu nổi và tàu ngầm hải quân, các đường băng cho máy bay hoặc các khu vực dành cho vũ khí tấn công hay phòng thủ đặt trên mặt đất. Năm 2014, lãnh đạo hải quân Trung Quốc, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, đã tới thăm một số bãi đá trên một chiếc tàu của PLAN để quan sát quá trình cải tạo – một tầm nhìn ông đã đặt ra trong năm 2014 với tư cách là người đứng đầu Hạm đội Nam Hải. Năm 2014 trong chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Sri Lanka, PLAN đã xác nhận Colombo là một cảng hậu cần để triển khai tàu ngầm ngoài khu vực. PLAN không có các căn cứ hải quân cố định ở Ấn Độ Dương, nhưng đã thiết lập quan hệ kinh tế vững chắc với những nước như Sri Lanka, Yemen, Pakistan và các nước khác để hỗ trợ các chiến dịch hải quân triển khai phía trước.
    Xây dựng liên minh và thương mại hàng hải
    Sự tái cân bằng chiến lược từ lâu đã là trọng tâm của các nhà hoạch định chính sách ở Washington và một lần nữa lại được nhắc lại gần đây bởi Chiến lược An ninh Quốc gia 2015 của Chính quyền Obama. Chiến lược mới này nhấn mạnh sự hiện đại hóa quân sự và tiềm năng hăm dọa của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ. Chiến lược mới cũng đã chủ trương rằng Mỹ sẽ “xử lý sự cạnh tranh từ một quan điểm sức mạnh” và “sẽ theo dõi sát sao quá trình hiện đại hóa quân sự và sự hiện diện ngày càng mở rộng của Trung Quốc ở châu Á, trong khi tìm cách giảm nguy cơ hiểu nhầm hoặc tính toán sai lầm”.
    Là một phần của chiến lược tái cân bằng, Hải quân Mỹ nên thành lập một IMOC đặt ở Jakarta, Indonesia để giám sát Ấn Độ Dương và Biển Đông. IMOC sẽ đóng vai trò là liên kết chính để đẩy mạnh quan hệ hàng hải với các lực lượng trên biển của Ấn Độ, Indonesia và Đông Nam Á. Một trung tâm tác chiến được các hải quân quốc tế hỗ trợ là một khái niệm quen thuộc ở các khu vực biển then chốt. Ở Bahrain, Lực lượng Hỗn hợp Trên biển tồn tại như một quan hệ đối tác hải quân đa quốc gia gồm 30 nước để thúc đẩy an ninh, sự ổn định và thịnh vượng trong lĩnh vực hàng hải. Ở Norwood, Anh, là một phần của NATO, Bộ Chỉ huy Đồng minh Trên biển điều hành hai tổ chức chính: một trung tâm tác chiến 24/7 để chỉ huy và kiểm soát liên tục các chiến dịch trên biển của NATO, và một trung tâm vận chuyển để thảo luận và hợp tác với ngành công nghiệp vận tải hàng hải về các mối đe dọa tiềm tàng.
    Một IMOC cũng đem lại sự hiện diện ở phía trước và một khả năng gia tăng trong việc quản lý bảo vệ thương mại hàng hải – biến số quan trọng nhất ở châu Á-Thái Bình Dương. Chiến lược An ninh Quốc gia 2015 nhắc lại điều đó và tuyên bố rằng Mỹ sẽ “duy trì khả năng đảm bảo dòng chảy thương mại thông suốt, để đáp ứng nhanh chóng với những bên có nhu cầu, và để ngăn chặn những bên có thể mưu tính gây hấn”. Những số liệu thống kê về kinh tế biển đều rất phổ biến. Chẳng hạn, hơn 90% thương mại thế giới được thực hiện bằng đường biển và xấp xỉ 5 nghìn tỷ USD thương mại vận tải biển tức gần 30% thương mại trên biển đi qua chỉ riêng Biển Đông. 
    Trung Quốc hiểu tầm quan trọng kinh tế của cả Biển Đông lẫn Ấn Độ Dương đối với sinh kế của gần như mọi người dân Trung Quốc – xấp xỉ 84% tổng xuất khẩu năng lượng của Trung Quốc cần phải đi qua eo biển Malacca. Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã đặt phát triển hàng hải làm một yếu tố nền tảng cho nhiệm kỳ chủ tịch của ông bằng cách xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 – “một hệ thống các cảng biển có liên kết với nhau, các dự án cơ sở hạ tầng và các đặc khu kinh tế ở Đông Nam Á và Bắc Ấn Độ Dương”.
    Trung Quốc đã gia tăng các hoạt động phát triển kinh tế ở Biển Đông và Ấn Độ Dương. Năm 2014, Trung Quốc đã vận hành các giàn khoan dầu ở khu vực lân cận Việt Nam với một số tàu của CCG ở gần đó với mục đích bảo vệ. Chủ tịch Tập Cận Bình đã có chuyến đi tới Sri Lanka và Maldives để đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng. Cuối năm 2012, Trung Quốc cũng đã ủng hộ Hiệp định Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), một thỏa thuận thương mại tự do bao gồm các quốc gia ASEAN, nhưng không có sự tham gia của Mỹ.
    Tại sao lại là Indonesia?
    Có một vài địa điểm ở châu Á-Thái Bình Dương, như Singapore, có thể đóng vai trò là trụ sở của IMOC, nhưng Indonesia có những đặc tính chiến lược độc nhất vô nhị.
    Thứ nhất, so với các nước châu Á-Thái Bình Dương khác, nền kinh tế Indonesia lớn thứ 4 ở châu Á-Thái Bình Dương sau Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Do ảnh hưởng kinh tế của Indonesia, Chính phủ Mỹ nên bắt đầu một chiến dịch mạnh mẽ để cải thiện quan hệ thương mại song phương và đưa Indonesia vào một phần của Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại được đề xuất với 11 quốc gia và được coi là nền tảng trong chính sách kinh tế châu Á-Thái Bình Dương của Chính quyền Obama.
    Thứ hai, Tổng thống Indonesia Joko “Jokowi” Widodo muốn nước ông trở thành bên tham gia hàng đầu trong lĩnh vực hàng hải. Sau khi lên nhậm chức tổng thống, ông tuyên bố: “Là một quốc gia biển, do đó Indonesia nên khẳng định mình là Trục hàng hải thế giới. Vị thế này mở ra cơ hội cho Indonesia để phát triển hợp tác khu vực và quốc tế vì sự thịnh vượng của người dân”. Để giúp thúc đẩy trọng tâm hàng hải mới này, Tổng thống Jokowi đã đề xuất gia tăng chi tiêu quân sự thêm 1,5% tổng GDP của Indonesia. Ngoài ra, ông đã công bố một học thuyết hàng hải với 5 trụ cột để đẩy mạnh chiến dịch của ông và biến Indonesia thành “điểm tựa” hàng hải.
    Tổng thống Jokowi thừa nhận với một ngân sách giới hạn, đầu tư nước ngoài đóng một vai trò then chốt để đạt được thành công và nói: “Vì thế chúng ta cần đầu tư, chúng ta cần các nhà đầu tư, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của chúng ta, để xây dựng các cảng biển nước sâu của chúng ta, để xây dựng các sân bay của chúng ta”. Khi Tổng thống Barack Obama bước vào những năm cuối của nhiệm kỳ, có cơ hội chiến lược để thiết lập một mối quan hệ có ý nghĩa với Indonesia nhằm cải thiện sự phát triển kinh tế và an ninh hàng hải. Tổng thống Obama có thể dựa vào quan hệ cá nhân vững chắc của ông với Indonesia – ông đã sống tại đó khi còn nhỏ và mẹ ông đã làm việc tại đó hơn 20 năm. Những hành động của Tổng thống Obama với Indonesia có tính then chốt trong việc ủng hộ tầm nhìn của Tổng thống Jokowi và cũng sẽ cần sự ủng hộ từ Quốc hội để thúc đẩy nền kinh tế Indonesia.
    Thứ ba, Indonesia có thể nổi lên như là nước dẫn đường cho dân chủ trong một thời kỳ mà các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan đang phải vật lộn với rối loạn chính trị. Indonesia là nền dân chủ lớn thứ ba trên thế giới lần lượt sau Ấn Độ và Mỹ. Năm 2014, 50% dân số được ghi nhận là dưới 30 tuổi và dân số trong độ tuổi lao động sẽ tăng 14,8 triệu vào năm 2020. Những đặc điểm nhân khẩu học này mang lại cơ hội để khuyến khích sự quan tâm đến các lý tưởng dân chủ và các nền kinh tế thị trường mở cửa.
    Thứ tư, địa điểm của IMOC ở Indonesia đóng vai trò là tâm điểm cho các hoạt động hàng hải ở châu Á-Thái Bình Dương. Hải quân Mỹ dựa vào một Chỉ huy hạm đội (hạm đội 7) ở Yokosuka, Nhật Bản để giám sát 48 triệu hải lý vuông và duy trì quan hệ với 35 quốc gia. Trách nhiệm to lớn và chỉ riêng quy mô của châu Á-Thái Bình Dương đòi hỏi phải có một số điểm nút trên khắp sân khấu để duy trì một nhận thức vững chắc về lĩnh vực hàng hải. Bằng cách bổ sung một IMOC ở Indonesia, Hải quân Mỹ có thể tạo đòn bẩy hơn nữa và hợp nhất các quốc gia đối tác để giám sát lĩnh vực hàng hải từ trung tâm ra bên ngoài. 
    Mặc dù Indonesia mang những đặc trưng chiến lược cho một IMOC, quốc gia biển này có một số điểm yếu khi triển khai. Điều then chốt nhất là một cơ sở hạ tầng phù hợp – cụ thể là cảng và đường sá. Năm 2014, Ngân hàng Thế giới đã công bố Đánh giá Chính sách Phát triển Indonesia và dẫn ra những chi tiết về khoảng cách cơ sở hạ tầng. Báo cáo này nhấn mạnh rằng “năng lực cảng của Indonesia vẫn rất hạn chế” và “còn kém so với các nước châu Á đang phát triển khác về các biện pháp hậu cần thương mại”. Ngoài ra, báo cáo này cho rằng đường sá của Indonesia đã phải đối mặt với một thập kỷ thiếu đầu tư, “góp phần vào những khoảng cách năng lực nghiêm trọng, vấn đề tắc nghẽn và chất lượng hậu cần yếu kém”. Ngân hàng Thế giới ước tính cần phải có 120 tỷ USD để cải thiện đường sá của Indonesia.
    Tổng thống Jokowi dường như có tầm nhìn đúng đắn khi cải thiện cơ sở hạ tầng yếu kém của Indonesia nhưng cũng phải đối mặt với những trở ngại khác trong các năm tới. Ông sẽ phải thu hẹp khoảng cách kỹ năng trên thị trường lao động, cải thiện chức năng hoạt động của một số thị trường công và tư, chiến đấu chống mối đe dọa tiềm tàng của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chống tham nhũng và duy trì sự ủng hộ của xấp xỉ 220 triệu người Hồi giáo và nhiều nhóm sắc tộc với hơn 700 ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ra, ông sẽ phải chịu trách nhiệm cho lịch sử vi phạm nhân quyền trong quá khứ của nước mình. Năm 2014, Indonesia đã không báo cáo về các vụ vi phạm nhân quyền trước đó với Liên hợp quốc và đầu năm nay bị nghi ngờ cam kết của nước này về cách giải quyết những vấn đề đó. Bất chấp những điểm yếu của Indonesia, quốc gia này nằm ở một giao lộ lịch sử độc nhất vô nhị với tư cách là một quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đang trỗi dậy.
    Mỹ có một thách thức khó khăn là tái cân bằng sang châu Á-Thái Bình Dương và giám sát sự trỗi dậy trên biển của Trung Quốc. Quan trọng hơn, quốc gia này đã có một cam kết với các đồng minh và đối tác mà phải được thực hiện bằng hành động nếu không có thể sẽ đánh mất uy tín. Trong chuyến đi của mình tới Australia năm 2011, Tổng thống Obama đã bình luận: “Vậy hãy đừng nghi ngờ nữa: ở châu Á-Thái Bình Dương trong thế kỷ 21, Mỹ luôn nỗ lực hết mình”. Nếu Mỹ luôn “nỗ lực hết mình” trong sự tái cân bằng của mình sang châu Á-Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ với sự trợ giúp của Quốc hội và Chính quyền Obama nên tìm kiếm những cách thức để làm được nhiều hơn khi Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa lợi ích và tầm ảnh hưởng của mình ở Ấn Độ Dương và Biển Đông.
    Theo U.S. Naval Institute
    Văn Cường (gt)

      Hôm nay: Wed May 08, 2024 10:35 am